Nhu yếu phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá cao.

Nhu yếu phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá cao.

Số liệu thống kê về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 11 và 11 tháng của năm 2010 mới được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24.11 cho thấy, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% đã không thực hiện được.

 

Thậm chí, ngay cả mục tiêu kiềm chế chỉ số này ở mức dưới hai con số mà các cơ quan quản lý kinh tế đưa ra cũng khó có thể đạt được.    

CPI lại tăng mạnh

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, CPI của tháng 11.2010 đã tăng tới 1,86% so với tháng trước và là tháng có mức tăng CPI cao thứ hai trong năm (tháng 2.2010 CPI tăng 1,96% là mức tăng cao nhất do vào thời điểm Tết Nguyên đán). Nếu so sánh với số liệu thống kê thì mức tăng CPI của tháng 11.2010 với cùng tháng của liên tục 15 năm qua, mức tăng CPI của tháng này đã chiếm vị trí cao nhất. Còn nếu so với thời điểm cuối tháng 12.2009, sau 11 tháng CPI đã tăng tới 9,58% và đã tăng tới 11,09% so với cùng kỳ năm trước.

Điều làm dư luận quan tâm là mức tăng CPI của 11 tháng đã làm vỡ kế hoạch của các nhà quản lý kinh tế - với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% - dù mục tiêu này đã được điều chỉnh và có nguy cơ phá vỡ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức một con số. Bởi chỉ nhìn vào tốc độ trượt của CPI liên tục trong 3 tháng qua đều ở mức 1% là một điều khác thường. Cụ thể: Tháng 9 tăng 1,31%, tháng 10 tăng 1,05% và tháng 11 tăng tới 1,86% đã đẩy CPI từ đầu năm đến nay lên tới mức 9,58%. Với những yếu tố làm tăng giá hàng hoá, trong đó có giá nguyên liệu đầu vào tăng do áp lực tăng giá nguyên liệu của thị trường thế giới, tỉ giá USD/VND thay đổi... sẽ là những yếu tố làm cho mức tăng CPI cả năm khó có thể nằm ở mức một con số.

Lương thực, thực phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá rất cao. 	Ảnh: Kỳ Anh
Lương thực, thực phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá rất cao. Ảnh: Kỳ Anh

Đâu là nguyên nhân?

Lý giải về nguyên nhân khiến CPI tăng bất thường, nhiều ý kiến đều cho rằng, đây là hệ quả của việc nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ vốn được áp dụng khá hiệu quả giai đoạn đầu năm. Cụ thể, cho đến hết tháng 10.2010 tín dụng cho vay đối với nền kinh tế đã tăng 22,5% so với thời điểm cuối năm 2009 và rất có khả năng vượt chỉ tiêu 25% đã đề ra.

Mặt khác, tổng phương tiện thanh toán hiện nay đã tăng tới 21,29%, vượt chỉ tiêu 1,29% cả năm đã làm cho lượng tiền đưa vào lưu thông tăng mạnh. Việc giá vàng, giá USD trong những tháng vừa qua tăng vọt đã làm cho người dân và cả giới đầu cơ đẩy một lượng lớn tiền mặt vào lưu thông để tìm nơi “trú ẩn” an toàn cũng được coi là nguyên nhân làm biến động mạnh CPI liên tiếp trong những tháng vừa qua.

Bên cạnh đó, việc mưa lũ liên tiếp khu vực miền Trung những ngày vừa qua gây cản trở lưu thông hàng hoá, tạo nên tình thế thiếu hụt hàng hoá tiêu dùng cục bộ, cùng với việc mua gom hàng hoá chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đã là những nguyên nhân đẩy chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng lên cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng tới 3,45% so với tháng trước. Trong đó, mặt hàng lương thực tăng 6,02%, thực phẩm tăng 3,27%..., đây là điều sẽ ảnh hưởng tới số đông người dân và cán bộ, công nhân viên sống dựa vào tiền lương.

Sự biến động tỉ giá USD/VND đã làm cho giá cả hàng loạt mặt hàng như phân bón, sắt thép, gas... đồng loạt tăng giá đã làm cho chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng tới 1,74%..., đây là những nhóm hàng đã làm cho CPI tăng vọt và sẽ còn tiếp tục tăng nữa trước áp lực tăng giá của hàng loạt mặt hàng đầu vào có tác động mạnh đến nền kinh tế đang đồng loạt thông báo đòi tăng giá như điện, than, phân bón, thức ăn gia súc... Cùng với việc CPI tăng cao, nhiều chuyên gia rất lo ngại trước khả năng có thể hình thành mặt bằng giá mới. 

 

                                                                           Theo Báo Laodong

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục