Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, chi nhánh Việt Nam (WWF Việt Nam) đã đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thủy sản trong lúc chờ kết quả đánh giá lại nên đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi "danh sách đỏ."

 

WWF Việt Nam vừa phát thông báo đồng ý tạm thời đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ trong cuốn "Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010" tại một số quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, WWF Việt Nam cho biết, không biết sự đồng ý này có nhận được sự chấp thuận của WWF quốc tế hay không.

Thu hoạch cá tra nguyên liệu tại Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Thu hoạch cá tra nguyên liệu tại Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục sẽ đối thoại với WWF về việc tại sao đưa cá tra Việt Nam vào "danh sách đỏ" và sẽ làm đến cùng để đi đến kết luận chung. Nếu WWF không đưa ra được chứng cứ xác đáng thì phải đính chính về thông tin của mình. Trong trường hợp cách làm của WWF là vì thiếu thông tin, phía Tổng cục sẽ đề nghị hợp tác để có được đánh giá chính xác hơn.

Ông Tuấn nhấn mạnh, với cách đánh giá của WWF như hiện nay thì đây quả là một điều phi lý. Ông cho rằng, bất cứ một đánh giá nào cũng chỉ áp dụng cho một vùng nuôi cụ thể chứ chưa có một đánh giá nào cho riêng một sản phẩm của một quốc gia. Hơn nữa, muốn đánh giá một sản phẩm của quốc gia thì cần phải có một hệ thống số liệu khổng lồ, do đó WWF chỉ có thể đánh giá một vùng nuôi cá tra nào đó nằm trong danh sách đỏ chứ không thể đủ số liệu thuyết phục khi đánh giá toàn bộ sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị WWF Việt Nam - một thành viên trong cộng đồng WWF cần nhanh chóng đưa ra những tiêu chí cụ thể mà dựa vào đó WWF đã xếp cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong Cẩm nang tiêu dùng thủy sản.

Để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá dẫn đến việc đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, vào tuần tới, ông Mark Powell, người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu sẽ đến Việt Nam./.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục