Nông dân xã Dũng Phong (Cao Phong) trồng cây màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nông dân xã Dũng Phong (Cao Phong) trồng cây màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thông qua tổ ủy thác vay vốn của các tổ chức hội, đoàn thể để đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến nhân dân giúp họ đẩy mạnh sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả. Đó là một kênh thoát nghèo bền vững mà Cao Phong đang triển khai.

 

Chị Bùi Thị Nhâm, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Theo khảo sát của Ban chỉ đạo XĐ-GN huyện, nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo ở Cao Phong là do không có vốn sản xuất, không có kiến thức làm ăn. Thực trạng cho thấy, nhiều hộ thực sự có ý thức vươn lên và có  ý tưởng thoát nghèo. Tuy nhiên, cái khó của họ chính là đồng vốn. Chính vì vậy, huyện đã chủ trương nhanh chóng giải ngân giúp các hộ nghèo có nguồn vốn phát triển kinh tế. Huyện chỉ đạo ngân hàng CS-XH huyện ký kết với 4 tổ chức xã hội trong huyện là Hội Nông dân, phụ nữ, CCB và Đoàn thanh niên tín chấp cho các hội viên trong hội vay vốn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, đồng thời giúp họ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Ngân hàng cũng đã thường xuyên cử cán bộ tín dụng xuống cơ sở kiểm tra, tư vấn cho từng hộ, từng vùng về phương thức sản xuất - kinh doanh phù hợp. Các tổ chức xã hội có trách nhiệm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho phù hợp, tổ chức các buổi chuyển giao KH-KT, hội thảo đầu bờ, giới thiệu các mô hình kinh tế, cây, con giống mới phù hợp và mang lại giá trị kinh tế cao để người dân áp dụng vào phát triển kinh tế. Với cách làm đó,  tính đến nay, 100% hộ nghèo trong huyện được vay vốn ưu đãi nhằm xóa đói - giảm nghèo với hơn 4.486 lượt hộ được vay tổng số vốn 39.035 triệu đồng. Trong đó  có 1.558 hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn với tổng số vốn hơn 20 tỷ đồng, vốn giải quyết việc làm hơn 3,7 tỷ đồng, vốn nước sạch - vệ sinh môi trường hơn 8 tỷ đồng, vốn học sinh - sinh viên nghèo hơn 11 tỷ đồng.

 

Nhờ tận dụng tốt nguồn vốn, nhiều hộ nghèo huyện Cao Phong đã tìm được hướng phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Theo chỉ dẫn của những cán bộ LĐ-TB&XH thị trấn Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Thanh Xây ở tiểu khu 9 - TT Cao Phong, một trong những hộ thoát nghèo do sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Anh Xây tâm sự: Gia đình có hơn 5.000 m2 đất để trồng mía và rau ăn hàng ngày. Trước đây, do không có vốn đầu tư nên năng suất mía không cao, cuộc sống gia đình 4 nhân khẩu bấp bênh. Năm 2005, được tín chấp vay vốn, tôi mạnh dạn đứng ra vay 15 triệu đồng để đầu tư nuôi bò và trồng mía. Được hướng dẫn của Trạm KN-KL huyện, ngay năm đầu tiên, từ bán mía, hai con bê giống, gia đình tôi đã hoàn trả nguồn vốn vay ngân hàng. Từ năm 2008, gia đình đã xây được nhà và có điều kiện chăm lo cho con cái học hành. Cũng giống như gia đình anh Xây, nhiều hộ nghèo khác ở đây cũng đã vươn lên thoát nghèo nhờ biết tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Anh Nguyễn Đình Bang, Trưởng tiểu khu 9, TT Cao Phong cho biết: là khu không thuộc trung tâm của thị trấn, đất đai ít và không phù hợp với cây cam nên trước đây, cuộc sống của người dân ở khu 9 rất khó khăn. Nhà nào có nhân lực thì đi làm thuê, nhà nào không có điều kiện chỉ biết nhìn vào 2 vụ lúa và ít vườn nên chẳng khi nào dư dật. Từ khi chủ trương mở rộng vay vốn đến nhân dân, cuộc sống của bà con đã thay đổi hẳn. Hiện nay, toàn khu có hơn 80 hộ thì 52 hộ vay vốn các nguồn của NHCSXH, tổng số vốn hơn 500 triệu đồng. Với vốn vay thời gian dài, lãi suất ưu đãi, bà con đã tận dụng để chăn nuôi trâu, bò, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Từ chỗ cả khu có 15 hộ nghèo (năm 2009) đến nay chỉ còn lại 4 hộ nghèo (tiêu chí cũ).

 

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả, có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế, nhiều hộ nghèo ở Cao Phong đã tìm được hướng thoát nghèo. Trong năm 2010 đã có 996 lao động được giải quyết việc làm, 380 hộ xóa được nhà tranh nhà tạm, hàng trăm lao động được hướng dẫn cách thức làm ăn với các nghề phù hợp như: mây - tre đan, dệt, trồng nấm rơm, quản lý kinh tế rừng, kỹ thuật chăn nuôi lợn giống... Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đạt hơn 13 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo từ hơn 20% xuống còn dưới 13%.

 

 

                                                                                           Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục