Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sau một năm được triển khai đồng bộ trên địa bàn Hà Nội đã tạo chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Nhiều mặt hàng Việt đã và đang dần khẳng định thương hiệu với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).

 

Chọn mua quần áo do các công ty trong nước sản xuất tại một cửa hàng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: Linh Tâm
 
Theo Sở Công thương Hà Nội, trong năm qua có hơn 10 hội chợ triển lãm thương mại trên địa bàn với 3.395 gian hàng, thu hút hơn 3.000 lượt DN, 25 vạn lượt khách tham quan, tổng doanh thu đạt hơn 13,5 tỷ đồng. 27 phiên chợ hàng Việt được tổ chức ở các quận, huyện, thị xã như Quốc Oai, Ứng Hòa, Đông Anh, Thường Tín… Sở tổ chức thành công Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ với hơn 100 DN tham gia, trưng bày 300 loại hàng hóa, gắn với tổ chức du lịch làng nghề và cuộc thi sáng tác mẫu mã, kiểu dáng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Những tháng cuối năm, thành phố liên tục tổ chức các đợt bán hàng bình ổn giá, kích cầu du lịch để thu hút du khách. Sở đã tổ chức thành công Tháng khuyến mãi Hà Nội năm 2010, thu hút 256 DN tham gia với hơn 1.100 điểm khuyến mãi; phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện chương trình bán hàng giảm giá kích cầu du lịch với gần 100 điểm bán hàng của 50 đơn vị. Riêng Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã triển khai 23 chuyến bán hàng lưu động tại các huyện trên địa bàn, đạt doanh thu 1,58 tỷ đồng. Các cửa hàng trong Tổng Công ty tăng cường tỷ trọng hàng nội địa, chiếm 60-80% tổng số hàng hóa... Thành đoàn Hà Nội cũng là đơn vị tham gia tích cực CVĐ với những hoạt động như tổ chức Festival "Sáng tạo trẻ" Thủ đô, trong đó có nội dung giới thiệu các gian hàng Việt để bình chọn, vận động nhân dân, thanh niên ưu tiên dùng hàng Việt Nam... Theo điều tra của Công ty TV Plus, sau một năm triển khai CVĐ, đến nay đã có gần 60% NTD quan tâm đến hàng Việt, trước đó chỉ có 23%; số lượng, chủng loại hàng Việt trong các siêu thị đã chiếm khoảng 70-80%...

Tuy nhiên, theo nhận định của Sở Công thương, việc đưa hàng về nông thôn vẫn còn một số hạn chế. Tại nhiều địa phương, việc tổ chức hội chợ, triển lãm chưa thu hút được những DN có thương hiệu mạnh, chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng, chỉ dừng lại ở trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn một số ít DN đưa hàng tồn kho về nông thôn để tiêu thụ. Nhiều mặt hàng mẫu mã không đẹp, chất lượng chưa bảo đảm nhưng có giá cao...

Ông Đào Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ cho biết, CVĐ không chỉ nâng cao ý thức trách nhiệm của DN với NTD, mà còn tạo điều kiện cho DN mở rộng thị trường nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo đảm an sinh xã hội. Thời gian tới, thành phố tiếp tục động viên các DN tích cực ứng dụng khoa học công nghệ mới, phát triển sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng có giá thành phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hà Nội sẽ mở rộng hệ thống phân phối đến gần hơn với NTD, trong đó chú trọng địa bàn nông thôn. Giải pháp nữa là chú trọng thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm gắn với biện pháp bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhằm phát hiện hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần bảo vệ DN sản xuất - kinh doanh chân chính, bảo vệ NTD.
 
 
                                                                   Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục