Chị Bùi Thị Thời, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tận dụng proximăng cũ để lợp che chắn chuồng trâu.

Chị Bùi Thị Thời, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tận dụng proximăng cũ để lợp che chắn chuồng trâu.

(HBĐT) - Đến ngày 13/1, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 401 con trâu, bò bị chết ở các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi. Nhiều người chăn nuôi làm chuồng, che chắn chuồng trại, cho trâu bò ăn thức ăn dự trữ, theo dõi sát sao dự báo thời tiết để chăm sóc cho đàn gia súc của mình nhưng vẫn còn nhiều người thờ ơ thả rông trâu, bò trên rừng và chăn thả khi nhiệt độ xuống dưới 100C.

 

Sáng ngày 12/1, chúng tôi có mặt tại xã Ngọc Sơn thuộc xã vùng cao của huyện Lạc Sơn.  Lúc này, nhiệt độ ngoài trời khoảng 10oC. Tại xóm Bói, chị Bùi Thị Khanh đang cho trâu cày ruộng, con nghé đi theo mẹ rét run bần bật. Khi tôi hỏi trời rét như này mà chị còn cho trâu cày ruộng, sao không mặc áo cho nghé. Chị bảo: Không cho nó cày thì nhà mình không có đất mà làm thì mình đói. Nó rét thì mặc áo cho nó cũng chết. Mặc dù trời lạnh nhưng trên các sườn đồi vẫn còn trâu, bò chăn thả. ông Bùi Ngọc Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: Đến nay, toàn xã có  4 con trâu, bò bị chết vì rét. Trong những ngày vừa qua, UBND xã lấy nhiệm vụ chống rét cho trâu, bò là nhiệm vụ. Trong đó trọng tâm là tuyên truyền vận động bà con là không thả trâu, bò khi thời tiết lạnh, che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn nhưng nhiều hộ vẫn chăn thả ngoài đồi và không che chắn chuồng trại. Như ngày 11/1, nhiệt độ ở xã xuống 3-40C thậm chí về ban đêm xuống 20C.

 

Ông Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Tuy đây là đợt rét đậm, rét hại thời gian chưa dài nhưng nhiệt độ xuống thấp và chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không cao nên việc chống đói, rét cho trâu, bò là rất quan trọng. Vừa qua, Chi cục đi kiểm tra ở các huyện thì vẫn thấy một số xã nhất là ở vùng cao còn tình trạng thả rông trâu, bò trên rừng. Điển hình một số xã ở huyện Kỳ Sơn dù chỉ cách thủ đô vài chục cây số. Đến ngày 11/1 dù trải qua hơn 10 ngày rét đậm, rét hại nhiều hộ vẫn không đưa trâu, bò về nhà. Như vậy, có thể thấy nhận thức của một bộ phận người chăn nuôi chưa ý thức bảo vệ tài sản của chính gia đình mình.

 

Khi chúng tôi đến, chị Bùi Thị Thời ở xóm Trung Sơn, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đang đi nhặt gom bẹ ngô để cho trâu ăn. Nhà chị nuôi 5 con trâu. Bắt đầu vào mùa rét, chị đã tận dụng hết proximăng cũ để lợp che chắn cho chuồng trâu. Chị cho biết: Nếu bị chết rét thì cả nhà mất đi tài sản lớn. Hôm nào rét quá không đi chăn được thì cho trâu ăn bẹ ngô khô dự trữ từ tháng trước. Thỉnh thoảng lên đồi cắt cỏ voi cho ăn để đủ chất dinh dưỡng.

 

Ông Bùi Văn Diển, Trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn cho biết: Đợt rét lịch sử hồi đầu năm 2008 toàn huyện đã có 2.653 con trâu, bò bị chết rét. Ngày 6/1/2011, UBND huyện ra công văn chỉ đạo các xã, thị trấn về việc chống đói rét cho trâu, bò. Đến nay, toàn huyện đã có 70% số hộ chăn nuôi có chuồng trại che chắn và dự trữ thức ăn vào mùa đông. Cả huyện đã chuẩn bị được trên 11 nghìn cây rơm để làm thức ăn cho trâu, bò.

 

Ông Bùi Tuấn Thanh, Trưởng Trạm Thú y huyện Tân Lạc cho biết: trận rét lịch sử năm 2008 cũng đã làm trên 1 nghìn con trâu, bò của huyện bị chết. Từ những kinh nghiệm đó, nhiều hộ chăn nuôi trong huyện đã chủ động việc xây dựng chuồng trại, dự trữ rơm, cỏ khô, tận dụng cây ngô, cây chuối... làm thức ăn cho trâu, bò trong thời vụ khan hiếm cỏ. Vừa qua, Phòng NN&PTNT huyện đã tiến hành đi kiểm tra ở các xã khó khăn trước đây có trâu, bò chết. Qua đó cho thấy công tác phòng - chống đói rét cho trâu bò thực hiện tốt.

 

                                                                                 Việt Lâm

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục