Cán bộ KN-KL xã Cao Sơn (Đà Bắc) kiểm tra bệnh LMLM trên bò tại xóm Sèo.

Cán bộ KN-KL xã Cao Sơn (Đà Bắc) kiểm tra bệnh LMLM trên bò tại xóm Sèo.

(HBĐT) - Sau đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm 468 con trâu, bò bị chết thì ngay trong dịp Tết Nguyên đán đến nay, huyện Đà Bắc đang tiếp tục phải đối mặt với bệnh lở lồm long móng trên gia súc (LMLM).

 

Ông Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Tính đến ngày 9/2, toàn huyện đã có 164 con trâu, bò mắc bệnh LMLM. Bệnh bùng phát đầu tiên vào ngày 26/1 tại xã Tân Minh và thị trấn, sau đó là các xã Mường Tuổng, Cao Sơn, Vầy Nưa, Tu Lý, Tiền Phong. Trong đó đã có 4 con bị chết tại xã Tu Lý và Cao Sơn. Trâu, bò bị đói, rét, sức đề kháng kém lại không được tiêm phòng đầy đủ cùng tập quán thả rông gia súc của bà con dẫn đến bùng phát dịch bệnh. Mặt khác, khi gia súc bị chết người dân thường tiếc của bán cho lái buôn hoặc đem thịt. Lòng trâu, bò được bán tận các ngõ ngách của các xóm, bản cũng là nguy cơ lây lan dịch bệnh. Dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng cần nhìn lại công tác tiêm phòng cho đàn gia súc. Năm 2010, đàn trâu, bò của huyện có trên 17.000 con, chỉ được tiêm phòng tụ huyết trùng, không tiêm phòng LMLM. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng cũng không cao, cá biệt như xã Suối Nánh chưa đạt 20% tổng đàn. Trước tình hình đó, huyện thành lập các đoàn công tác tăng cường xuống cơ sở kiểm tra, chỉ đạo khống chế dịch bệnh. Trạm Thú y cử cán bộ xuống các xóm có dịch phun thuốc khử trùng tiêu độc, tiêm thuốc và hướng dẫn nhân dân cách khống chế, khoanh vùng dịch, không để bệnh lây lan ra diện rộng.

 

Ông Xa Thế Cầu, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Lúc đầu, bệnh LMLM ở trâu, bò mới chỉ xuất hiện tại xóm Sưng với 8 con bị mắc, sau đó, lây lan thêm 3 xóm là Sèo, Bai, Tằm, đến ngày 10/2 đã có 31 con bị bệnh, 2 con trâu tại xóm Bai đã chết. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ đến các xóm có dịch phun tiêu độc khử trùng, tiêm thuốc. Cán bộ xã phối hợp với các xóm hướng dẫn nhân dân kết hợp dùng lá cây, quả chua, vị chát như chanh, khế, lá lồm… sát vào chân, mồm của con vật. Tuyên truyền tới các hộ không thả rông trâu, bò bị bệnh mà đưa về chuồng để chữa trị kịp thời. Đồng thời, vận động gia đình có 2 con trâu bị chết tại xóm Tằm đào hố và dùng củi đốt tiêu hủy. Đến gia đình anh Xa Văn Nhàn ở xóm Sèo, chúng tôi thấy 2 con bò chân đi tập tễnh, rãi chảy nhiều. Anh Nhàn cho biết: Bò bị mắc bệnh LMLM từ ngày mồng 4 Tết. Cán bộ KN đã đến tiêm thuốc, gia đình xát lá chua vào chân, mồm con vật. Sau 2 ngày bỏ ăn, bò đã ăn trở lại. Anh dùng cám nấu cháo và đi lấy cỏ cắt ngắn cho bò dễ ăn. Anh Xa Văn Thế, cán bộ KN xã Cao Sơn cho biết: Tỷ lệ tiêm phòng hàng năm của xã chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn. Trâu, bò bà con thường thả rông trên đồi nên rất khó tiêm phòng. Không ít gia đình thả rông vài tháng mới đi kiểm tra một lần, có những con gầy yếu chỉ còn da bọc xương hoặc bị bệnh mà không biết. Điều đó phần nào gây khó khăn cho việc chống dịch.

 

Tân Minh là xã có số trâu, bò bị chết rét và mắc bệnh LMLM nhiều nhất huyện với gần 100 con. Những con trâu, bò không bị chết cũng trong tình trạng gầy yếu, không thể dùng làm sức kéo, ảnh hưởng đến khâu làm đất vụ xuân. Ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Phòng đi kiểm tra tại xã thấy có hiện tượng trâu, bò vừa chữa khỏi bệnh LMLM đã cho xuống ruộng cày, được một lúc thì đổ ngã. Xã lại không có một chiếc máy cày, bừa nào nên khâu làm đất vụ xuân này khá khó khăn. Biện pháp cấp bách hiện nay là khoanh vùng dịch bệnh LMLM, chữa trị và chuẩn bị thức ăn thật tốt để đàn gia súc sớm hồi phục sức khỏe.

 

Trước tình hình trâu, bò bị rét và dịch bệnh, huyện Đà Bắc đã trích 15 triệu đồng tiền dự phòng hỗ trợ vắcxin tiêm phòng, chống dịch bệnh; dự án AAB hỗ trợ xã Tân Minh 30 triệu đồng mua bạt che chuồng trại. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Xã Đức Hiền, quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người dân về chăn nuôi gia súc. Hướng đến nuôi nhốt, không thả rông, trồng cỏ, cho ăn thêm tinh bột và tiêm phòng đầy đủ. Người dân cần chủ động, tích cực bảo vệ đàn gia súc của mình, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

 

 

                                                                                     Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục