Việc tăng giá điện quá cao chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến đời sống người lao động. Trong ảnh: một bà nội trợ ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM liệt kê tiền điện phải trả - Ảnh: Thanh Đạm

Việc tăng giá điện quá cao chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến đời sống người lao động. Trong ảnh: một bà nội trợ ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM liệt kê tiền điện phải trả - Ảnh: Thanh Đạm

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng việc tăng giá cần tính toán hài hòa lợi ích ngành điện và nền kinh tế, tránh “tăng hại”...

 

Sau khi ăn tết xong, người dân bắt đầu phải nghe thông tin tăng giá điện vì ngày 1-3 hằng năm là thời điểm điều chỉnh giá điện theo định hướng cơ chế thị trường.

Tăng giá, EVN vẫn lỗ

Năm 2011, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, một phương án tăng giá của EVN cho biết ngay cả khi giá điện 2011 tăng khoảng 30%, vẫn phải cắt giảm trên 2 tỉ kWh điện giá cao từ các nhà máy nhiệt điện. Một quan chức Bộ Công thương cho biết bộ phải giảm trừ khá nhiều yếu tố tăng giá của EVN và mức thấp nhất có thể chấp nhận được năm nay phải lên tới 18%.

Con số này có vẻ cao, nhưng thực tế chỉ tăng gần 200 đồng/kWh. Đồng thời, để đảm bảo ngành điện không quá khó khăn, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thiếu điện trong dài hạn, Bộ Công thương đề xuất ngành than phải “chia sẻ”, không tăng giá bán than cho điện năm 2011.

Quan chức này trấn an: ngay cả ở phương án tăng 18%, thấp hơn nhiều so với đề nghị của EVN, Bộ Công thương vẫn yêu cầu EVN phải huy động điện giá cao vì nếu cắt, hệ thống điện mùa khô có thể thiếu tới mức khó có thể chấp nhận - trên 4 tỉ kWh (trong khi cắt điện mùa khô 2010 chỉ trên 1,3 tỉ kWh).

Để giảm hơn nữa so với mức 18%, theo quan chức trên, là không đơn giản, vì với tốc độ tăng chi phí, tăng tỉ giá thì EVN dễ lỗ, số lỗ có thể lên tới trên 15.000 tỉ đồng năm 2011.

Ông Tô Quốc Trụ - giám đốc Trung tâm tư vấn năng lượng, Hiệp hội Năng lượng - cũng cho rằng việc tăng giá điện năm 2011 là cần thiết để đáp ứng nhiều mục đích, trong đó có chống thiếu điện về lâu dài, khuyến khích đổi mới công nghệ, tiết kiệm điện...

Ông Trụ cho biết Bộ Tài chính cũng đã có những phương án tăng giá, trong đó có đề xuất mức tăng khoảng 17%. Tuy nhiên, ông Trụ cho rằng nhiều khả năng Chính phủ sẽ quyết mức 18% theo đề xuất của Bộ Công thương vì đây là mức hợp lý hơn cả.

Biểu đồ mức tăng giá điện bình quân qua các năm - Đồ họa: Như Khanh

Chỉ nên tăng vừa phải

Người dân trả thêm từ 5.000-140.000 đồng/tháng

Nếu Chính phủ quyết giá điện năm 2011 tăng 18% theo tính toán, tổng số tiền điện nền kinh tế sẽ phải trả thêm khoảng 19.000 tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng 0,54-0,72%. Trong đó, các ngành sản xuất sẽ phải chịu thêm chi phí gần 10.000 tỉ đồng, tăng giá thành từ 0,02-9,03%.

Các hộ nghèo có mức tiêu thụ điện 50 kWh/tháng trở xuống nếu giá điện tăng 18% thì số tiền phải trả tăng thêm hằng tháng khoảng 5.000 đồng, các hộ có mức tiêu thụ điện trung bình dưới 100 kWh/tháng sẽ trả thêm hơn 21.000 đồng/tháng. Hộ tiêu thụ đến 200 kWh/tháng sẽ trả thêm hơn 55.000 đồng/tháng. Các hộ sử dụng lượng điện ở mức 400 kWh/tháng sẽ phải trả thêm từ 100.000-140.000 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản, cho biết với mức giá điện tăng 18% sẽ tác động không nhỏ tới doanh nghiệp. Theo ông Quyền, giá điện tăng là cần thiết, tuy nhiên mức tăng 18-30% theo đề xuất của Bộ Công thương, ngay cả khi thực hiện ở mức thấp nhất cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu tác động nhiều vòng.

“Giá điện tăng, từ đó giá thép cũng tăng, giá nhân công tăng... Trong khi đó, ngành gỗ chúng tôi năm 2011 không thể tăng giá bán” - ông Quyền lo lắng. Mức tăng 18%, ông Quyền cho rằng gần gấp ba lần năm trước nên có yếu tố giật cục.

Còn mức tăng tối đa 40% theo đề nghị của EVN, ông Nguyễn Tôn Quyền khẳng định không thể chấp nhận được với rất nhiều doanh nghiệp và người dân. Ông Quyền đề nghị: “EVN cần tính toán tiết kiệm chi phí vì tiềm năng còn nhiều chứ hiện nay mọi thứ chi phí tăng, trong đó có cả tăng lương đổ hết vào doanh nghiệp, người dân”.

Bà Nguyễn Tuệ Anh - trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - cho biết việc tăng giá điện 18% năm 2011 chắc chắn tác động không nhỏ đến người dân, doanh nghiệp.

Nên chọn phương án thấp nhất có thể vì những doanh nghiệp lớn tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều, với các doanh nghiệp nhỏ, dùng nhiều điện, tăng chi phí giá điện 18% trong khi không tăng được giá bán sản phẩm có thể khiến họ khó khăn, khó trả nợ, tác động cả đến người lao động và cả hệ thống ngân hàng...

“Tăng bao nhiêu cần có lộ trình, tăng từng bước. Vì cần có thời gian để đo phản ứng trên giá cả và đời sống người dân” - bà Tuệ Anh nói.

EVN cần tiết kiệm hơn nữa

Với chi phí năm 2010 của EVN khoảng 130.000 tỉ đồng, theo bà Tuệ Anh, là rất lớn và tiềm năng tiết kiệm vẫn còn để chia sẻ bớt cơn sóng tăng giá với người dân. Ngoài ra, bà Tuệ Anh cho rằng với những người nghiên cứu, những lập luận nói EVN lỗ to, chi phí tăng cao... vẫn hơi khó hiểu. C

ác thông tin kiểu này cần có giải trình rõ ràng, như chi phí tăng thì tăng ở khâu nào, có hợp lý không; lỗ vì mua điện giá cao thì lợi do bán được điện giá cao thế nào (khi cắt điện luân phiên chủ yếu cắt điện giá rẻ ở nông thôn)... Vì vậy, cần phải có kiểm toán rõ ràng các thông số của EVN, chứ chỉ nói không như vậy khó thuyết phục.

Ông Hoàng Văn Tòng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, chia sẻ: năm trước thép là một trong những mặt hàng bình ổn giá, nên bản thân ngành thép cũng có khó khăn chứ không chỉ ngành điện. Nên nếu giá điện tăng mạnh, giá thép cũng nhiều khả năng phải tăng vì “giá điện tăng thì cái kim sợi chỉ cũng tăng, nói gì đến thép”.

Theo ông Tòng, khi đã tính chuyện tăng giá điện thì chắc chắn phải có người chịu thiệt, đó là dân hay EVN, mức độ mỗi bên thế nào cần cân nhắc kỹ.

Với phương án của EVN cho rằng dù tăng giá 30% vẫn phải cắt cỡ 2 tỉ kWh điện giá cao, ông Tòng cho rằng không hiểu phương án này được xây dựng dựa trên lợi ích của bên nào, có cục bộ quá không? Nếu cắt điện, doanh nghiệp thép sẽ nhập phôi ngoại về làm, nếu tăng giá, doanh nghiệp cũng phải tăng giá để tồn tại, người chịu tác động cuối cùng là dân. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần tính đúng, tính đủ tác động đến đời sống để chọn mức giá điện hợp lý, tránh tâm lý té nước theo mưa đã thường trực, hình thành làn sóng tăng giá.

Trước lập luận phải tăng giá điện để doanh nghiệp, người dân tiết kiệm điện, thay đổi công nghệ, Ông Hoàng Văn Tòng cho rằng đúng nhưng chỉ nói vậy chưa đủ. Doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư thì có thể thay đổi, chứ vừa đầu tư xong, chưa khấu hao thì bảo đổi mới toàn bộ công nghệ cực khó. Bà Nguyễn Tuệ Anh cũng đồng tình quan điểm này khi cho rằng hiện người dân, doanh nghiệp nhỏ, tư nhân đang là đối tượng tiết kiệm nhất.

“Nếu chúng ta không giúp họ chuẩn bị một lộ trình đổi mới công nghệ, thay đổi sản phẩm mà cứ nói tăng giá, buộc họ phải thay công nghệ thì họ có thể phải phá sản trước khi đổi được công nghệ vì thiếu vốn, năng lực” - bà Tuệ Anh cho hay.

 

                                                Theo TuoiTre

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục