Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nâng mức lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm, nhằm thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng, chủ động kiểm soát áp lực lạm phát.

 

Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - ông Lê Đức Thúy (ảnh) đã có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh quyết định điều chỉnh tăng lãi suất này.

Ảnh: A.V

Tăng lãi suất tái cấp vốn, mục tiêu chính của NHNN muốn thắt chặt tiền tệ, chủ động giảm áp lực lạm phát thời gian tới. Theo ông, mức tăng 2% này đã hợp lý chưa?

NHNN có thể sử dụng nhiều công cụ để điều tiết cung - cầu tín dụng. Để thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát có thể tăng lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu; tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Trong bối cảnh hiện nay, mức tăng như trên là chưa đủ vì lãi suất tái cấp vốn ở mức 11%/năm vẫn tạo khoảng cách chênh lệch lớn so với mức lãi suất hợp lý của thị trường. Vì vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM) có khả năng, điều kiện vẫn có thể tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ này, và sẽ dẫn tới hiện tượng đầu cơ trên thị trường liên ngân hàng thay vì tiếp vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vậy theo ông, mức hợp lý của thị trường là bao nhiêu?

Lâu nay, mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu chỉ ở 7%/năm và 9%/năm. Một số NHTM lớn sở hữu trái phiếu chính phủ có thể vay lãi suất đó. Họ chấp nhận chịu lỗ khi mua trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn vài phần trăm, nhưng được bù lại khi chiết khấu giá vốn rẻ tại NHNN. Sau đó, các ngân hàng này đem bán lại nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi từ 18-20%/năm cho các ngân hàng bị thiếu thanh khoản. Từ đó, sinh ra nạn đầu cơ, buôn bán ngầm, giao dịch không chính thức trên thị trường này.  Nếu như đưa lãi suất tái cấp vốn lên 13%-14%/năm nhưng tuyên bố rằng các NHTM nào thiếu thanh khoản đều có thể được tiếp cận nguồn vốn đó thì lập tức sẽ không có chuyện buôn bán ngầm trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao và cũng không có chuyện “xé rào”, vượt trần lãi suất thỏa thuận.

Sự đầu cơ này tác động như thế nào đến thị trường lãi suất, thưa ông?

Các NHTM thanh khoản kém, khi bí quá buộc phải đi vay. Khi ngân hàng đã phải vay mượn nhau với lãi suất cao thì lãi suất thị trường bao gồm lãi suất huy động và cho vay khu vực dân cư, doanh nghiệp không thể thấp được. Ngoài ra, theo quy định mới, vốn vay trên thị trường liên ngân hàng không được tính vào nguồn vốn để cho vay, chỉ đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hoặc nếu có được tính thì khoản vay đó thông thường ngắn hạn, vì vậy ngân hàng nhỏ không còn cách nào khác đành phải lách thỏa thuận để đẩy lãi suất trên thị trường lên cao. Đây là kẽ hở rất lớn mà NHNN cần bịt lại.

Nhưng các ngân hàng nhỏ lấy đâu ra giấy tờ có giá để được NHNN tái cấp vốn, tái chiết khấu?

Theo thông lệ các nước, nếu NHTM có hợp đồng tín dụng tốt hoặc tài sản thế chấp tốt của khách hàng có thể tái thế chấp tại NHNN. Nhưng theo tôi, cách đơn giản hơn có thể bắt thế chấp bằng vốn điều lệ vì hiện nay NHNN chỉ cho vay ngắn hạn trong 1 tuần, 10 ngày, 2 tuần. Nếu thế chấp bằng vốn điều lệ, NHTM phải sốt sắng, lo lắng trả nhiều hơn, vì đến hạn không trả một phần vốn sở hữu của NHTM trở thành sở hữu của NHNN.

Nếu làm bằng cách trên, cam kết thỏa thuận lãi suất không quá 14%/năm mới có hiệu lực. Còn như hiện tại, NHNN bắt NHTM lãi suất huy động không được quá 14%/năm, trong khi không giải quyết được thanh khoản cho NHTM thì họ phải đi vay lãi suất cao của ngân hàng khác, hoặc vay của dân cư, tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo tỷ lệ, tiêu chuẩn theo quy định.

Nhưng NHNN lấy nguồn ở đâu cho vay, thưa ông?

Đây chính là vấn đề mà tôi đang muốn kiến nghị. Lâu nay mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà chúng ta quy định và điều chỉnh chưa được hiệu quả. NHNN để dự trữ quá thấp (3% đối với VND), trong khi lại yêu cầu NHTM không được cho vay quá 80% vốn huy động tạo ra nhiều nghịch lý. Thứ nhất, tiền tập trung vào quỹ dự trữ tỷ lệ bắt buộc để NHNN có thể điều tiết vốn quá ít. Ngược lại, tiền này lại tập trung vào trong tay NHTM, nhưng NHTM cũng không được mang đi cho vay, vì vậy sinh ra đầu cơ tài sản: vàng, đô la... gây xáo trộn, mất an toàn hệ thống.

Theo tôi, NHNN nên tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thậm chí có thể tăng lên mức khá cao vì lãi suất trả cho các khoản dự trữ này rất thấp. Lúc đó NHNN có thể nắm được lượng vốn lớn trong xã hội, qua đó, có thể điều tiết cung - cầu tín dụng một cách dễ dàng, hợp lý.

 

                                                                             Theo ThanhNien

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục