Do còn phụ thuộc vào nhập khẩu và giá phân bón thế giới liên tục biến động theo chiều hướng tăng; ở trong nước, thị trường bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi nguồn cung thiếu hụt cục bộ, khiến giá phân bón có những thời điểm trở nên khó kiểm soát.

 

Làm thế nào để đưa phân bón đến tay nông dân, giảm bớt khâu trung gian, kiểm soát được giá là những biện pháp được đại diện cơ quan quản lý đưa ra tại hội thảo về “Bình ổn thị trường phân đạm và nâng cao hiệu quả phân phối đạm Phú Mỹ” vừa được Bộ NNPTNT và Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) tổ chức ngày 18.3 tại Nam Định.

Quá nhiều cò nấc

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón VN phàn nàn, hiện tượng có quá nhiều “cò nấc” (đại lý trung gian bán buôn, bán lẻ) phân đạm urê là nguyên nhân chính khiến giá urê liên tục biến động. Dù nhà sản xuất – TCty Phân bón và hoá chất dầu khí (PVFCCo) – đơn vị cung ứng Đạm Phú Mỹ - khẳng định vẫn kiên trì thực hiện chính sách “đạm một giá” bán đến người nông dân thông qua các tổng đại lý tiêu thụ và các đại lý cấp 2; thậm chí thời gian qua, để tham gia chương trình bình ổn,  PVFCCo đã quyết định giảm giá đạm Phú Mỹ từ 10 - 15%. Nhưng ông Thúy cho rằng: Việc giảm giá nghe nói thì rất hay, nhưng trên thực tế, người nông dân lại không được hưởng giá này, mà chủ yếu rơi vào lợi nhuận của các đại lý trung gian.

Từ năm 2007, các nhà nhập khẩu và Cty đạm Phú Mỹ đã tìm được một giải pháp để cùng “chung sống” là thành lập một ban tư vấn. Ban này gồm đại diện của các nhà NK, nhà sản xuất để đưa ra mức giá đạm Phú Mỹ chấp nhận được. Nhưng gần đây, sự phối hợp có phần lỏng lẻo, khiến có thời điểm giá bán phân đạm trong nước thấp hơn giá thế giới, dẫn đến các nhà NK nhập cầm chừng. Khi Đạm Phú Mỹ giảm giá bán từ 10-15% để bình ổn thị trường, nhưng trên thực tế, nguồn cung Đạm Phú Mỹ chỉ chiếm khoảng 40%, thì thị trường sẽ lên cơn sốt, có nguy cơ đẩy giá lên vì khan hiếm.

Một yếu tố nữa khiến giá đạm Phú Mỹ khó đến được tay bà con nông dân là do lượng cung xuống các đại lý vào những thời điểm căng thẳng về mùa vụ thường không đủ cầu. Trong khi đó, các đại lý thường không đủ vốn cần thiết để mua tạm trữ phân bón.  Bên cạnh đó, tập quán của người nông dân là thường vay gối vụ, đến khi thu hoạch mới có vốn để trang trải chi phí, nên thường bị các đại lý cho vay mua phân bón với lãi suất cao.

Đề xuất cho việc bình ổn thị trường, theo ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: “Bình ổn không có nghĩa là hạ giá bán, cần đưa ra giải pháp hài hòa quyền lợi giữa nhà sản xuất, nhà NK để đảm bảo nguồn cung phân bón – đồng thời đưa ra mức giá hợp lý để các bên cùng có lợi và giảm các tầng nấc trung gian, tạo điều kiện để người dân vay vốn có thể tiếp cận giá bán trực tiếp".

Quản lý bằng công cụ thị trường

Thừa nhận về những biện pháp hành chính đã không mang lại hiệu quả như quy định khung giá bán tối đa hoặc không cho phép các DN điều chỉnh tăng giá bán trong một thời gian nhất định; tước giấy phép kinh doanh đối với các DN có sự điều chỉnh tăng giá bất hợp lý, theo bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, tới đây biện pháp hiệu quả là chủ động cân đối cung - cầu hàng hoá.

Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ ban hành quy định yêu cầu các DN sản xuất, NK phân bón phải duy trì một lượng hàng dự trữ bắt buộc nhất định để có thể cung ứng kịp thời khi thị trường có hiện tượng giá tăng đột biến, nguồn cung thiếu hụt. Các DN cũng cần tăng cường năng lực của hệ thống phân phối để đảm bảo sản xuất và lưu thông thông suốt, đặc biệt là mạng lưới phân phối trực tiếp cho nông dân nhằm tăng cường kiểm soát giá bán trong hệ thống, hạn chế qua trung gian.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng đồng tình khi cho rằng: Ổn định cung cầu là yếu tố quan trọng nhất trong mọi tình huống. Về phía Bộ Tài chính sẽ chủ động điều tiết cung - cầu phân bón qua các chính sách thuế, chính sách XNK như: Tăng thuế XK, giảm thuế NK; hoặc đề xuất tạm thời ngừng xuất khẩu đối với một số chủng loại phân bón quan trọng trong một thời gian nhất định. Cục Quản lý giá cũng tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá thông qua việc thanh, kiểm tra phương án tính giá phân bón và mức giá phân bón của DN, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp lệnh giá.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hiện VN đang đẩy mạnh đầu tư các dự án phân bón để tiến tới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Vì vậy, trước mắt khi sản xuất trong nước cung chưa đủ cầu,  các DN cần coi trọng khâu phân phối, xây dựng hệ thống đại lý độc quyền và kiểm soát giá để thực hiện việc đăng ký giá và bán theo giá niêm yết.

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục