Là những địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung, với số lượng doanh nghiệp khá lớn, trong thời gian này, các doanh nghiệp ở Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu đang tập trung cao độ thực hiện các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

 

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang rà soát việc cấp vốn cho 49 dự án có kế hoạch khởi công trong năm 2011. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp xây dựng trúng thầu các công trình sử dụng vốn ngân sách gặp khó khăn. Để giải quyết việc làm cho lao động, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư ở các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách và các dự án dân doanh. Nhưng, đẩy mạnh đầu tư vào thời điểm này là điều không dễ. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá hầu hết các mặt hàng xây dựng đều tăng, đặc biệt là thép, trong 3 tháng đã 5 lần tăng giá, hiện tại đã vượt mức 19 triệu đồng/tấn (bao gồm thuế VAT). Trước tình hình giá vật liệu tăng cao, nếu không thương lượng lại với các chủ đầu tư thì đơn vị trúng thầu các công trình đầu tư trọn gói khó có lời. Thêm nữa, muốn đẩy mạnh đầu tư phải có vốn mà thời điểm này lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán rất kỹ trước khi vay vốn, chính vì vậy, các doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược “chậm mà chắc”, thận trọng khi vay vốn, có bao nhiêu đầu tư bấy nhiêu, hạn chế dàn trải và chỉ đầu tư vào những dự án thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bảo đảm việc làm cho người lao động, không để tình trạng thất nghiệp lan rộng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, bắt buộc các doanh nghiệp phải tính đến khi giá đầu vào tăng cao. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào trong nước tăng, trong khi giá xuất khẩu có tăng, nhưng cũng không theo kịp, đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất và thị trường xuất khẩu.
 
Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood), cho biết, từ đầu năm 2011 đến nay, giá nguyên liệu hải sản đã tăng lên 20% mà giá xuất khẩu chỉ tăng khoảng 10% do ở nước ngoài tình hình biến động giá cả không nhiều như nước ta. Vì vậy, điều trước tiên là phải sàng lọc thị trường, mạnh dạn loại bỏ những hợp đồng chi phí cao mà đơn giá thấp. Riêng Công ty Baseafood, thời gian gần đây, Công ty hạn chế những hợp đồng đông lạnh và tăng cường ký các hợp đồng xuất khẩu hàng khô nhằm tiết kiệm chi phí về điện, nước. Theo đó, mỗi tháng Công ty xuất khoảng 200 tấn hàng khô, tăng gấp đôi so với hàng đông lạnh. Công ty cũng cố gắng mở rộng thị trường nội địa với những mặt hàng giá trị trung bình, hạn chế hàng cao cấp vì người tiêu dùng đang có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Đồng thời, để ổn định sức mua, Công ty hạn chế tối đa việc tăng giá, chỉ tăng từ 5-7% đối với những mặt hàng có nguyên liệu đầu vào lên cao. Một số chủ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho biết, thời điểm này các công ty tạm ngưng chương trình tiếp thị mở rộng thị trường mà chỉ tập trung vào những thị trường nhiều tiềm năng, nhằm tăng hiệu quả đầu tư và tiết kiệm chi phí. Trong thời điểm giá cả thị trường tăng cao, tiết kiệm chi tiêu là giải pháp mà hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện. Tiết kiệm điện, nước và các chi phí sinh hoạt hàng ngày trở thành một trong những tiêu chí thi đua thường xuyên ở các doanh nghiệp. Một số chủ doanh nghiệp cho rằng, giảm các chi phí không có nghĩa là o ép công nhân. Do vậy, các công ty chủ trương chỉ cắt giảm những chi phí không cần thiết, còn lương thưởng cho công nhân vẫn phải đầy đủ, bởi vì có bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thì mới giữ được lao động.

Đã từng trải qua những năm làm ăn trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động, các doanh nghiệp sản xuất ở Đồng Nai dường như đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý trước những tình huống khó. Có doanh nghiệp gồng mình chịu trận để vượt qua khó khăn, có doanh nghiệp chọn phương án lách qua cánh "cửa hẹp" để ứng phó. Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Thắng, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, Nguyễn Văn Thắng cho biết, dù hiện nay tình hình kinh tế đang gặp khá nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ổn định cho hơn 50 công nhân. Theo anh Thắng, ổn định việc làm cho công nhân hiện nay là quan trọng nhất. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng mây tre đan xuất khẩu, từ đầu năm đến nay Thuận Thắng sử dụng phương án "năng nhặt chặt bị", tập trung chọn lựa những đơn hàng nhỏ thay vì đi săn các đơn hàng lớn như mọi năm. "Châu Âu thì khủng hoảng như thế, kinh tế Mỹ cũng chưa mạnh, sản phẩm mây tre cũng không phải là hàng nhu yếu phẩm nên rất khó đầu ra. Xác định trước như thế, chúng tôi có phương án tìm kiếm hợp đồng. Trong tháng 1 có những hợp đồng được xác định là lỗ nhưng vẫn ký để có việc làm và công nhân không bị xáo trộn. Năm nay, sản xuất tôi không tính đến việc có lãi mà chỉ cần hòa vốn cũng là thành công. Mình giữ được "thế trận" sản xuất ổn định thì sau này cơ hội đến mới có khả năng làm bàn, nếu không thì công nhân nghỉ việc, bạn hàng mất, coi như thất bại" - anh Thắng tâm sự. Đến nay, Thuận Thắng đã ký được hợp đồng sản xuất đến hết tháng 5-2011.

Bài toán giữ nhân lực cũng là chiến lược của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc nhà máy gỗ Tân Mai , thành phố Biên Hòa cho biết, năm nay đơn vị không xây dựng mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà tập trung ổn định việc làm cho công nhân. Ông Trí chia sẻ: "Trước khó khăn như hiện nay, tôi có báo cáo với Hội đồng quản trị và cổ đông về mục tiêu chính năm nay là phải đảm bảo thu nhập để giữ công nhân, nếu không có con người thì sẽ không làm được gì hết, còn lợi nhuận tính sau". Đứng trước tình trạng lãi suất tín dụng cao, chi phí sản xuất tăng mạnh nhưng đơn hàng lại giảm (hiện giảm 30% so với cùng kỳ năm 2010), nhưng Công ty cổ phần chế biến gỗ Hòa Bình, thành phố Biên Hòa vẫn đăng bảng tuyển dụng lao động thay vì cắt giảm và đầu tư thêm máy móc. Doanh nghiệp này vừa chi hơn 3 tỷ đồng để sắm thêm một chiếc máy phát điện, nâng tổng số lên 5 chiếc phục vụ cho sản xuất. Ông Tạ Đức Văn, Phó tổng giám đốc công ty, nói: "Hợp đồng sản xuất của Hòa Bình hiện chủ yếu là đơn hàng nhỏ, nhưng cũng không vì khó khăn mà mình ngưng đầu tư như vậy sẽ đánh mất khách hàng. Khách hàng nước ngoài cần sự ổn định nên mình phải đảm bảo điều này để giữ chân họ". Công ty gỗ Hòa Bình cũng đã đưa ra những đối sách tăng sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, như: tràm, cao su thay cho những loại gỗ nhập khẩu là thông, sồi, tần bì để giảm chi phí đầu vào. Tiết kiệm tối đa những chi phí khác như: điện, xăng, sơn…Nhiều doanh nghiệp đang làm hết mọi cách để tiết giảm chi phí đầu vào, hạ thấp giá thành sản phẩm để giữ thế cạnh tranh trong thị trường. Bà Lưu Thị Loan, Phó tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Fashion Garment cho biết, tuy có đơn đặt hàng ổn định sản xuất đến tháng 8 với thị trường truyền thống là Mỹ, Srilanka nhưng với chi phí đầu vào tăng, hiện công ty gặp không ít khó khăn. "Đơn hàng chúng tôi đã ký từ trước, phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu trong khi tỷ giá biến động mạnh khiến chi phí đầu vào gia tăng lớn, lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi. Tận dụng nguyên phụ liệu, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạn chế sản phẩm bị lỗi, cắt giảm những chi phí không cần thiết, đẩy nhanh tiến độ giao hàng... là những lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Giá cả biến động, nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao, có doanh nghiệp đã tìm kiếm thị trường khác. Thay vì làm hàng xuất khẩu, doanh nghiệp tập trung vào thị trường trong nước để tiết giảm chi phí. Ông Đặng Hiếu Dũng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Anh Dũng cho biết, ngoài những đơn hàng xuất cho thị trường truyền thống là Hàn Quốc và Đan Mạch, hiện chúng tôi tập trung sản xuất máy cơ khí, máy xây dựng cho thị trường trong nước. Cách làm này giúp doanh nghiệp vừa giữ được sản xuất vừa giảm chi phí quá sức. Trong bối cảnh tăng giá xăng dầu, tiết kiệm là giải pháp giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi công nhân sử dụng điện hiệu quả, doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Ở Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch đã chuyển sang dùng công nghệ lò đứng liên hoàn thay cho lò thủ công truyền thống. Ông Thiều Hồng Vân, chủ doanh nghiệp sản xuất gạch Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, cho biết, năm trước chúng tôi đã xây một lò liên hoàn, hiệu quả rất rõ. Chúng tôi đang xây thêm lò thứ hai. Chi phí đầu tư xây lò đứng liên hoàn cao song tiết giảm được chi phí chất đốt, công thợ, thời gian, năng suất, hiệu quả khá rõ lại vừa ít tác động đến môi trường.

 

                                                                            Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục