Hầu hết ý kiến của các hiệp hội ngành hàng XK chủ lực của VN là dệt may, nông - thuỷ sản tại cuộc họp giao ban XNK quý I do Bộ Công Thương chủ trì hôm qua (5.4) đều khẩn thiết mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ giúp các DN XK trước mặt bằng lãi suất quá cao như hiện nay.

 

Không chỉ có vậy, vốn cho các DN cũng là vấn đề nan giải, bên cạnh các yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều loại phí bất hợp lý đang làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của DN.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.     Ảnh: Giang Huy
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Ảnh: Giang Huy

Đói vốn

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK của VN đã tăng 33,7%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%). Dù lượng XK một số mặt hàng giảm, nhưng do được giá nên giá trị XK tăng thêm 4,85 tỉ USD so cùng kỳ.

Trong đó, giá hàng hóa tăng khoảng 3 tỉ USD, lượng tăng 1,5 tỉ USD. Tuy thế, tại cuộc họp giao ban xuất - nhập khẩu của Bộ Công Thương, nhiều ý kiến hiệp hội DN đã tỏ ý lo ngại về độ trễ của chính sách, khi mà chủ trương thắt chặt tín dụng trong nước để kiềm chế lạm phát đã khiến nguồn vốn vay bị hạn hẹp.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và XK thủy sản VN (Vasep) - cho biết: 3 khó khăn mà ngành chế biến thuỷ sản VN phải đối đầu là thiếu vốn, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống người lao động gặp khó khăn do giá cả leo thang. Hiện mặt bằng lãi vay đã bị đẩy là quá cao, thậm chí trên mức 20%.

Với ngành điều, ông Nguyễn Thái Học - Chủ tịch Hiệp hội Điều VN - phân tích: Quý II tới là thời điểm thu mua nguyên liệu của ngành điều, nguồn vốn thu mua cần tới 25.000 tỉ đồng/năm, nhưng DN mới cân đối được khoảng 5.000 - 6.000 tỉ đồng, còn lại phải vay ngân hàng.

Trong quý I, các DN ngành này mới tiếp cận vốn vay khoảng 10% tổng nhu cầu tín dụng. 3 tháng (4, 5 và 6) là thời kỳ cao điểm thu mua nguyên liệu, lượng vốn cần huy động lên tới 12.000 tỉ đồng chưa biết lấy đâu ra. Do còn phải NK tới 50% sản lượng nguyên liệu cho sản xuất trong nước, nên nếu không nhanh chân thu mua nguyên liệu, thì các đối thủ cạnh tranh của VN là Ấn Độ, Philippines sẽ mua hết, đẩy giá nguyên liệu lên cao.

Tính ra, 1 tấn nhân điều XK mua vào 8.100USD, thời điểm giao dịch chỉ khoảng 7.700USD/tấn, DN lỗ 400USD/tấn. Tương tự, với ngành càphê, ông Đỗ Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Càphê, cacao VN - cho biết: Do thiếu vốn nên DN VN đành ngồi nhìn DN nước ngoài tổ chức thu mua càphê ngay trên sân nhà. Vai trò chi phối thị trường đang thuộc về các Cty nước ngoài khi họ hiện đang nắm tới 60-70% nguồn nguyên liệu.

Làm gì để có vốn?


Trên thực tế, không phải DN nào cũng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn NH. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, mặt hàng gạo thời gian qua đã không còn kêu ca về vốn. Một số DN ngành này do được hiệp hội đứng ra bảo lãnh với NHNN, gửi danh sách các DN có nhu cầu vay vốn tới các NHTM để áp dụng hạn mức và lãi suất vay ưu đãi, nên DN chủ động được vốn và lãi vay không quá cao. Vì vậy, vai trò của các hiệp hội là vô cùng quan trọng - ông Biên nói. Ngoài ra, các bộ, ngành đã phối hợp hiệu quả trong việc đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ DN trong bối cảnh tín dụng thắt chặt.

Ông Biên cho biết: “Để tháo gỡ khó khăn cho DN, theo đề nghị của liên bộ Tài chính - Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính triển khai thực hiện việc dãn nộp thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa.

Ước tính có khoảng 200 nghìn DNNVV nằm trong diện được dãn thuế TNDN với số thuế dự kiến vào khoảng 7.000 tỉ đồng. Việc này sẽ giúp DN giảm nhu cầu vốn lưu động, từ đó giảm áp lực về vốn và áp lực tăng lãi suất NH trong ngắn hạn. Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại cuộc giao ban cũng cho biết: NHNN đã chỉ đạo về việc ưu tiên cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, khu vực sản xuất hàng XK với khung lãi suất hợp lý.

Việc cơ cấu lại danh mục cho vay, giảm tỉ lệ vay các mục đích phi sản xuất, dành vốn cho các lĩnh vực sản xuất cũng tạo điều kiện cho các DN có thêm vốn. Vấn đề là để đảm bảo an toàn tín dụng, các DN đều phải đảm bảo các quy định về hạn mức tín dụng (không quá 15% vốn pháp định của NH với 1 hồ sơ vay vốn), quy định về thế chấp để đảm bảo khoản vay.

                                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục