Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện góp phần làm giảm căng thẳng thiếu điện trong mùa khô.
Đã bước vào mùa nắng nóng, nhưng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 4.2011 cả nước sẽ không phải tiết giảm phụ tải và nếu cân đối khéo thì cả tháng 5.2011, nhiều khả năng cũng không phải tiết giảm.
Trong các tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng phụ tải không cao như dự báo, cùng với ý thức tiết kiệm điện của DN và người dân đã được nâng lên. Cầu giảm, trong khi nguồn cung điện đã được cải thiện nhờ các nguồn điện bổ sung đã vào kịp tiến độ.
Đồng thuận
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó TGĐ TCty Điện lực Hà Nội (EVN Hanoi) - cho biết, Sự đồng thuận của người dân, DN trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý chính là ưu điểm lớn nhất khiến hệ thống điện năm nay đã bớt căng thẳng hơn so với mọi năm. “Trong quá trình đi kiểm tra các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh, tôi thấy nhiều DN đã thấy được lợi ích từ việc áp dụng công nghệ để giảm tiêu hao điện năng, cho hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Với khu vực sử dụng điện sinh hoạt, các hộ dân cũng ý thức về sự cần thiết phải tiết kiệm điện như tắt bớt bóng đèn không sử dụng, hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm. Khu vực chiếu sáng công cộng đã thực hiện cắt điện theo giờ, giảm bớt số đèn biển hiệu quảng cáo, các tụ điểm vui chơi... Năm nay, tuy đã vào mùa hè, nhưng tình hình cung ứng điện vẫn không quá căng thẳng.
Ông Tuấn cho biết, trên địa bàn thành phố HN, sản lượng điện trung bình ngày khoảng 27 triệu kWh - tăng 7-8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi dự báo ban đầu phụ tải phải tăng khoảng 12%. Đặc biệt, khu vực sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng phụ tải thấp hơn so dự báo, do nhiều khó khăn như giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng cao, lãi vay ngân hàng tăng khiến nhiều DN phải thu hẹp sản xuất. Vì vậy, từ đầu năm đến nay, qua 3 tháng rưỡi mùa khô, nhưng EVN và Bộ Công Thương đã có chỉ đạo không tiết giảm phụ tải.
Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cũng nhận định: Trong tháng 3.2011, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khả quan hơn dự kiến. Sản lượng điện phát của các nhà máy thủy điện trong các tháng 4-6.2011 được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 700 triệu kWh so với kế hoạch đầu năm. Đồng thời, một số tổ máy phát điện lớn gặp sự cố, trong tháng 3.2011 đã phát điện trở lại như nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3, Ô Môn 1, NĐ Quảng Ninh, NĐ Cẩm Phả... Kể từ tháng 4.2011, nhập khẩu điện từ Trung Quốc EVN dự kiến tăng thêm khoảng 100 triệu KWh/tháng. Nhờ vậy, nguồn cung đã được cải thiện đáng kể.
Đảm bảo cung ứng điện ở mức tối đa
Với yêu cầu đảm bảo cung ứng điện tối đa cho sản xuất và đời sống, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN theo dõi sát sao tình hình diễn biến thủy văn, tiến độ đi vào hoạt động các nguồn điện, tăng trưởng nhu cầu điện thực tế để tính toán, điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện sao cho xác thực. Phó TGĐ EVN - ông Đặng Hoàng An - cũng cho biết, vào ngày 25 hằng tháng, EVN có văn bản báo cáo Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực để lên kế hoạch cung ứng điện cho tháng tới.
Trong các tháng cao điểm tháng 5 và 6 tới, ông An khẳng định: Nếu không có các diễn biến bất thường xảy ra như sự cố các nhà máy điện, hoặc nhu cầu điện tăng cao đột biến (khoảng 14-15%), thì EVN vẫn đảm bảo cân đối đủ cung - cầu điện. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc sẽ không phải cắt điện luân phiên trong mùa khô. Trong quý I.2011, EVN đã đưa vào vận hành 3 tổ máy phát điện mới với tổng công suất 515MW là tổ máy 2, TĐ Sông Tranh 2 (95MW), tổ máy 1 TĐ Đồng Nai 3 (90MWW) và nhiệt điện Uông Bí 2 (330MW)...
Đầu tháng 4 vừa qua, một nguồn điện quan trọng bổ sung cho hệ thống điện quốc gia trong mùa khô là tổ máy số 2 TĐ Sơn La (400MW) đã được EVN nghiệm thu và khởi động phát điện thành công, cùng với tổ máy 1 TĐ An Khê - Ka Năk (80MW), tổng số đã có trên 1.000MW bổ sung cho hệ thống. Theo quy định, các tổ máy mới nghiệm thu phải có thời gian chạy thử nghiệm ổn định mới phát lên lưới, nhưng trong trường hợp cần thiết, EVN sẵn sàng huy động các tổ máy này để đáp ứng đủ điện cho lưới điện quốc gia. Các tổ máy turbin khí của cụm NM Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau sẽ chuyển đổi chạy dầu trong trường hợp thiếu khí?
Về phía các Cty phân phối điện, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, căn cứ vào sản lượng điện được phân bổ, sẽ có kế hoạch cung ứng điện tới các khách hàng trên địa bàn thành phố. Trường hợp phải tiết giảm điện, EVN Hà Nội sẽ phân bổ sản lượng điện để các Cty điện lực chủ động thực hiện, theo thứ tự ưu tiên công khai minh bạch, được Ban chỉ đạo cung ứng điện TP.Hà Nội phê duyệt.\
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.
(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.
(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) lưới điện. Qua đó tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của khách hàng.