Cán bộ tín dụng ngân hàng CSXH huyện Cao Phong giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ nghèo xã Tây Phong.

Cán bộ tín dụng ngân hàng CSXH huyện Cao Phong giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ nghèo xã Tây Phong.

(HBĐT) - Chỉ với 10.000 đồng, nhiều hộ nghèo vẫn có thể tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng, chương trình tín dụng đặc biệt này đang được Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh. Đối với huyện Cao Phong – nơi cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chương trình này đang thực sự phát huy hiệu quả. Không chỉ giúp ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm từ cộng đồng dân cư, giúp người dân, nhất là những hộ nghèo có thói quen dành dụm, tiết kiệm trong chi tiêu để tạo lập nguồn vốn tự có.

 

Anh Nguyễn Tuấn Ngọc, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: ngay khi có chủ trương huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, Ngân hàng đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân. Tại các tổ vay vốn, cán bộ tín dụng đã xuống địa bàn hướng dẫn, giải đáp mọi khúc mắc của người dân về chương trình tín dụng này. Đồng thời, rà soát lại 197 tổ vay vốn trong toàn huyện để từng bước nâng cao chất lượng các tổ vay vốn và phối hợp với các hội, đoàn thể ở xã họp dân bàn bạc thống nhất về mức tiền gửi tại các tổ tiết kiệm và vay vốn.

 

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đến nay, chương trình đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân. Hiện nay, toàn huyện đã có 191/197 tổ tiết kiệm và vay vốn tham gia chương trình tín dụng này với tổng số vốn huy động lên đến hơn 423 triệu đồng. Hơn 5.000 trên tổng số hơn 6.000 hộ có dư nợ tại ngân hàng tham gia chương trình. Với nhiều hộ nghèo ở đây, chương trình giúp cho người dân có được một khoản tiền tiết kiệm nhất định để sử dụng trong những trường hợp gia đình gặp khó khăn đột xuất, giúp họ có ý thức tiết kiệm. Cô Nguyễn Thị Mến ở xóm Bằng, xã Tây Phong cho biết:  trong những năm qua, tôi đã được ngân hàng tạo vốn hỗ trợ giải quyết việc làm và chương trình nước sạch. Vì vậy, khi ngân hàng triển khai chương trình này, tôi muốn tham gia góp vốn để có thêm nhiều người nghèo khác được vay vốn như tôi.

 

Chị Nguyễn Thị Phúc, tổ trưởng tổ TK &VV thuộc chi Nếp, xã Tây Phong cho biết: Ban đầu, người dân cũng băn khoăn khi tham gia góp vốn vì sợ nguồn vốn sẽ bị xâm tiêu, quản lý vốn ra sao nhưng được sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng, mỗi tổ viên góp vốn đều có tờ phiếu ghi và nhập vào sổ tín dụng tiết kiệm để ngân hàng quản lý. Vì vậy, đến thời điểm này, tổ vay vốn đã duy trì đều đặn và bà con tích cực tham gia.

 

Theo anh Ngọc, đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH, nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng của địa phương là chỉ tiêu quan trọng. Nguồn vốn tuy không nhiều nhưng góp phần tăng thêm vốn để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay. Trong quý I/2011, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong huy động nguồn vốn địa phương đạt 619 triệu đồng, riêng số dư tiền gửi tiết kiệm qua tổ đã lên đến hơn 423 triệu đồng. Nguồn vốn này đã góp phần vào giải ngân cho các chương trình tín dụng ưu đãi của huyện. Tính đến thời điểm này đã có 728 lượt hộ nghèo được vay với tổng nguồn vốn hơn 4.875 triệu đồng, tăng 744 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nguồn vốn có được chính là tích từ 10.000 đồng hàng tháng của các hộ tham gia đóng góp. Tích tiểu thành đại, chính người nghèo đã giúp người nghèo bằng cách đó.

 

Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn đã thực sự phát huy được hiệu quả, huy động được vốn, nhiều hộ nghèo ở đây chủ động được nguồn vốn, đưa nguồn vốn đến đúng địa chỉ cần vốn thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn  cùng với các tổ chức chính trị- xã hội bình xét cho vay công khai, dân chủ, đúng đối tượng. Vì vậy, đồng vốn đã thực sự phát huy  hiệu quả.  

 

                                                                                             

                                                                                        Đinh Hoà

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục