Gần 2 ha nhãn của gia đình ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi đang đồng loạt ra hoa hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Gần 2 ha nhãn của gia đình ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi đang đồng loạt ra hoa hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

(HBĐT) - Hôm chúng tôi đến thăm ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi (Kim Bôi) đúng lúc gia đình ông đang tập trung chăm sóc cho 0,5ha nhãn mới ra giống từ đầu tháng giêng vừa rồi. Ông Lực dừng tay rồi đưa chúng tôi đến chiếc bàn uống nước được kê trong khu vườn nhãn đang khép tán. Câu chuyện giữa chủ và khách diễn ra chẳng khác nào như “hội nghị đầu bờ” về phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại.

 

Gia đình ông Lực hiện có gần 2 ha nhãn được ươm trồng từ năm 2003 theo kiểu “mỗi năm thêm một vài chục cây giống” đang đồng loạt ra hoa. Bằng kinh nghiệm của một lão nông khi nhìn vườn nhãn chiu chít những nụ cùng hoa, ông Lực phấn khởi nói với chúng tôi: - Năm nay chắc sẽ được mùa. Nếu trời cho mưa thuận, gió hòa, 2 ha nhãn này cho một khoản tiền không nhỏ. Khi được hỏi về thu nhập từ vườn nhãn của những năm trước, ông Lực khiêm tốn đáp lại: - Tính bình quân được khoảng dăm, bảy chục triệu đồng mỗi năm. Số tiền này dành cho những việc lớn và đầu tư mở rộng vườn nhãn. Còn mọi chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày trông cả vào đàn gà, lợn bản địa thả rông trong vườn. Thấy trồng nhãn có hiệu quả, hơn chục hộ dân trong xóm đã nhờ ông Lực tư vấn về kỹ thuật, mua hộ giống để trồng, bước đầu cho kết quả tốt.

 

Chủ tịch UBND xã Bùi Huy Đợi cho biết, toàn xã Kim Bôi có gần 800 hộ dân với 3700 nhân khẩu và 112 ha lúa, màu. Là xã thuần nông nhưng trên địa bàn hầu như không có hệ thống thủy lợi, việc tưới tiêu cho cây lúa và hoa màu phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Vì vậy, với 60 ha đất 2 vụ lúa, xã đã chỉ đạo đưa các giống lúa mới vào thâm canh tăng năng suất lo đủ “cái ăn” cho các hộ dân. Diện tích đất màu, hàng trăm ha đất đồi rừng được bà con trồng rau màu, ngô, sắn nhưng bị động về nguồn nước, nhất là khi tình trạng khô hạn ngày càng tăng làm cho cây màu thất thu. Vì vậy, bà con chủ động chuyển sang trồng cây ăn quả. Song do chưa có kinh nghiệm nên vườn cây của các hộ dân thuộc loại vườn tạp với nhiều loại cây ít có giá trị kinh tế, kém hiệu quả. Từ khi ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố đưa giống nhãn Hương Chi từ Hưng Yên về trồng ở vườn đồi cho thu nhập cao, đã có nhiều hộ làm theo. Hiện, toàn xã có khoảng 10 ha đất đồi được trồng nhãn nhưng tập trung ở một số hộ dân có tiềm lực kinh tế. Phần lớn các hộ dân trong xã đều muốn đưa cây nhãn về vườn nhà mình, song không có điều kiện. Nắm bắt được nguyện vọng của người dân, từ tháng 8- 2010, Đảng bộ xã Kim Bôi đã ra nghị quyết chuyên đề: - “Cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trước mắt tập trung vào cây nhãn Hương Chi”. Theo đó, UBND xã động viên ông Lực cùng một số hộ có kinh nghiệm thực hiện dồn điền đổi thửa, cùng hợp tác xây dựng 2 mô hình trình diễn trồng nhãn Hương Chi: - một ở xóm Vố có quy mô khoảng 3 ha và một ở xóm Bôi Câu (5 ha) đều là khu đất bãi màu ven sông, đất vàn cao thiếu nước tưới. Hai mô hình này được xây dựng từ đầu năm 2011 nhằm giúp cho nông dân trong xã đến học tập kinh nghiệm, nhờ mua  nhãn giống. Nghị quyết chuyên đề nêu rõ, từ năm 2011, mỗi hộ dân trồng 10 cây/năm để đến năm 2015 có khoảng 60% diện tích màu, đất đồi rừng trong xã được trồng nhãn Hương Chi. Chuẩn bị cho “chiến dịch” trồng nhãn, từ tháng 10- 2010 đến nay, xã đã mở 8 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cho 350 lượt người; tổ chức cho 220 lượt người đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng nhãn, cam ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB đứng ra làm tín chấp cho bà con, hội viên vay vốn mua cây giống, phân bón. Kết quả, toàn xã Kim Bôi đã trồng mới khoảng 5 ha nhãn; đảm bảo chỉ tiêu 10 cây/hộ.

 

Như để tăng sức thuyết phục cho nghị quyết chuyên đề này, ông Bùi Văn Dân - Chủ tịch MTTQ xã tiếp tục dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn nhãn của gia đình ông cũng vừa ra giống cùng mô hình trình diễn ở xóm Vố.  Những hàng nhãn đã bén rễ hồi xanh, đang bật lên nhưng chồi non, lộc biếc dưới làn mưa xuân như báo hiệu một tương lai mới đang mở ra cho người dân xã Kim Bôi này./.

                                                                Đặng Ngọc Oanh

 

Các tin khác


Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục