Nông dân xã Quy Mỹ (Tân Lạc) chăm sóc dưa chuột vụ xuân.

Nông dân xã Quy Mỹ (Tân Lạc) chăm sóc dưa chuột vụ xuân.

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc Dương Văn Chiến cho biết: Sản lượng cây trồng của huyện tăng nhanh trong những năm qua là kết quả của cách làm bài bản. Diện tích gieo trồng hàng năm của huyện trên 12.500 ha, tập trung vào các loại cây lương thực, công nghiệp, rau quả và các loại cây trồng khác.

 

Trên cơ sở đó, huyện quy hoạch thành 4 tiểu vùng và có phương án cơ cấu lại mùa vụ, bố trí cây trồng thích hợp. éể bảo đảm nước tưới, huyện tận dụng địa hình núi, đồi thoải đầu tư nhiều công trình thủy lợi mới, cùng với việc khai thác nước hồ, đập tự nhiên phục vụ sản xuất. Hiện tại, huyện có trên 100 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đảm bảo nước tưới cho hơn 80% diện tích gieo trồng. Trong 11 công trình thủy lợi do Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi quản lý có 2 công trình hồ Trù Bụa xã Mỹ Hòa và hồ Nà Ai - xã Tử Nê đảm bảo nước tưới cho từ 90-100% diện tích gieo trồng.

 

Từ vụ đông năm 2007, xóm Biệng (xã Quyết Chiến) có 9 hộ nông dân tham gia mô hình thí điểm trồng su su lấy ngọn do Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh thực hiện với tổng diện tích gần 0,5 ha, đến nay, cả xóm đã có 69 hộ trồng su su với tổng diện tích khoảng 13,2 ha. Trong đó có 60 hộ trồng lấy ngọn với diện tích khoảng 9,2 ha và 9 hộ trồng lấy quả với diện tích khoảng 4 ha. Sau một thời gian trồng, chăm sóc, cây phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch ngọn từ tháng thứ ba, thu đều đặn 2 - 4 lần/tuần trong vòng 4 - 6 tháng/năm, năng suất khoảng 60 - 90 kg/1.000 m2. Với giá thu mua tại vườn khoảng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg như hiện nay, 1.000 m2 trồng su su lấy ngọn cho thu nhập khoảng 180.000 - 450.000 đồng mỗi lần thu. Hiệu quả kinh tế không dưới 2 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm thu hoạch rộ, trúng giá, thu nhập lên đến 5 triệu đồng/tháng. Trồng su su lấy ngọn cho năng suất cao hơn nhiều so với các loại cây khác như lúa, ngô, sắn, đậu tương... Yên tâm nhất là đầu ra cho sản phẩm ngọn su su khá ổn định. Điều này lý giải tại sao xóm Biệng ngày càng nhân rộng được mô hình trồng su su lấy ngọn.

 

Theo thống kê sơ bộ, 4 xã vùng cao Quyết Chiến, Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông của huyện Tân Lạc hiện có 308 hộ trồng su su với tổng diện tích trên 27 ha. Trong đó có 242 hộ trồng lấy ngọn với diện tích trên 19 ha, 66 hộ trồng lấy quả với diện tích 8 ha. Riêng xã Quyết Chiến có 155 hộ trồng, diện tích khoảng 14,6 ha. Sau vài năm xuất hiện, mô hình trồng su su lấy ngọn đã khẳng định được sức sống tại các xã vùng cao.

 

Nhờ ứng dụng và chuyển giao KHKT trong nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh sản lượng cây trồng của huyện Tân Lạc. Bình quân mỗi năm, huyện tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình trình diễn, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất cho hàng nghìn lượt hộ tham gia. Nhiều cách làm hay được ứng dụng rộng rãi như: canh tác bền vững trên đất dốc, thâm canh lúa lai, ngô lai, trồng rau an toàn, sử dụng thuốc trong danh mục, tưới nước tiết kiệm... góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với việc chuyển giao KHKT đến các xã, thị trấn, trong năm 2010, Phòng NN&PTNT đã tham mưu, xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015 được UBND huyện phê duyệt. Ngoài ra còn tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế vùng gắn liền với định hướng phát triển kinh tế của huyện như: mô hình trồng su su lấy ngọn vùng cao, mô hình lợn nái, sản xuất giống lúa... Những biện pháp tổng hợp đó được thực hiện đồng bộ, góp phần vào hạ giá thành sản phẩm làm tăng thu nhập đã góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn khoảng 20% (tiêu chí cũ).

 

 

 

                                                                                  Đinh Thắng

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục