Mô hình chăn nuôi bò sữa tại xóm Lâm Sơn, huyện Lương Sơn.

Mô hình chăn nuôi bò sữa tại xóm Lâm Sơn, huyện Lương Sơn.

(HBĐT)- “Khi một mô hình mới được lựa chọn thí điểm và sau đó nhân rộng thành một hướng phát triển sản xuất có nghĩa là từ chính quyền đến cơ sở, từ cán bộ đến nông dân, từ một cá nhân đến các tổ chức, đoàn thể đều đã tìm được tiếng nói chung trong phát triển kinh tế nông nghiệp - đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã nhấn mạnh điều đó và cho rằng, kinh tế nông nghiệp tỉnh ta rất cần những tiếng nói chung như vậy để đạt tới sự phát triển bền vững.

 

Đầu năm 2009, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thí điểm tại 6 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn với sự tham gia của 12 nhóm sản xuất. Đến nay, mô hình còn được nhân rộng và góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhiều nông dân huyện Lương Sơn. Chị Hoàng Thị Oanh, Trưởng nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ Đồng Tâm, xóm Đầm Đa II, xã Hợp Hòa cho biết: Sau một thời gian thực hiện, chúng tôi nhận thấy đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Tuy phải đầu tư nhiều thời gian chăm sóc hơn so với sản xuất thông thường nhưng bù lại, chi phí đầu vào ít và sản phẩm có tính cạnh tranh cao là hai ưu thế nổi bật của mô hình này. Hiện, nông sản của chúng tôi sản xuất đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, bước đầu đã vươn ra thị trường rộng hơn là Hà Nội. Theo hạch toán, giá trị kinh tế của mô hình này đang đạt từ 140-180 triệu đồng/ha, cải thiện đáng kể thu nhập của người sản xuất.

 

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương Sơn được triển khai với sự trợ giúp của tổ chức ADDA (Đan Mạch) phối hợp với trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ và tổ chức Hội Nông dân. Ghi nhận thành công của mô hình, ông Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhấn mạnh: Lợi ích lớn nhất mà mô hình mang lại là bước đầu hình thành  tư duy mới về một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả cho người nông dân. Thực tế những năm qua, nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đã mở lối cho nông dân phát triển sản xuất. Hệ thống KN-KL toàn tỉnh đã xây dựng hàng nghìn mô hình trình diễn khuyến nông - lâm - ngư, thu hút hàng trăm nghìn lượt hộ nông dân tham gia. Tất cả các mô hình đều bám sát chủ trương của Bộ NN&PTNT cũng như chương trình phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh. Sự vào cuộc của các mô hình trình diễn đã tác động tích cực đến nhận thức cũng như năng lực sản xuất của đông đảo bà con nông dân. Đặc biệt có những mô hình đã thoát khỏi chiếc áo chật hẹp của mô hình trình diễn để nhân rộng và phát triển thành  hướng phát triển kinh tế hiệu quả như: mô hình ngô lai, lúa lai, nuôi bò, dê, trồng rừng... Từ đó đã xuất hiện những cây trồng, vật nuôi hé lộ nhiều tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, ví dụ cây ngô ở Mai Châu, Đà Bắc, cây lúa ở Kim Bôi, cam, mía ở Cao Phong và gần đây là  nuôi dê ở Lạc Thuỷ... Nhìn chung, hiệu quả của các mô hình mới đã tạo sự chuyển biến đáng khích lệ cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

 

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Điều cốt lõi là sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của người nông dân. Nhưng xét trên toàn diện thì quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống. Khi mô hình mới được lựa chọn thí điểm và sau đó nhân rộng thành hướng phát triển sản xuất, có nghĩa là từ chính quyền đến cơ sở, từ cán bộ đến nông dân, từ một cá nhân đến các tổ chức, đoàn thể đều đã tìm được tiếng nói chung. Theo đồng chí Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, hiệu quả kinh tế cao và đầu ra ổn định là hai căn cứ quan trọng để chúng ta cùng đưa ra quyết định đúng trong vấn đề này.

 

Được biết, ngành NN&PTNT đã hoàn tất kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm (2011 - 2015). Trong đó, mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng kinh tế ngành bền vững và có chất lượng thông qua nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Để đạt tới mục tiêu này, ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh tìm kiếm những tiếng nói chung hiệu quả, tạo sự gắn kết bền vững trong phát triển kinh tế nông nghiệp toàn tỉnh.

                                  

                                                                                             Phan Anh

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục