Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra chất lượng thi công dự án hồ Nhâm, xã Yên Lạc.

Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra chất lượng thi công dự án hồ Nhâm, xã Yên Lạc.

(HBĐT)- Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, đồng chí Bùi Trung Kiên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Huyện đang tranh thủ sự giúp đỡ của T.Ư, tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng khai thác, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển SX, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của Yên Thủy trong những năm tới

 

P.V: Xin đồng chí cho biết một vài nét về diện mạo của huyện?

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên:  Yên Thủy là vùng đất khó. Thế nhưng, từ tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, tranh thủ sự giúp đỡ của T.ư, tỉnh, phát huy nội lực và sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, KT-XH của huyện đạt được những kết quả khả quan: Tốc độ tăng trưởng đạt 11,51%. Tỷ trọng nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40%; CN-XD chiếm 44%; dịch vụ chiếm 16%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,01 triệu đồng. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 99%. Đời sống nhân dân được cải thiện. QP-AN ổn định. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố. Giá trị ngành trồng trọt tăng bình quân 4,84%/năm, chăn nuôi tăng 8,42% (năm 2010), thủy sản tăng bình quân 3,4%/năm, lâm nghiệp tăng lên 13,37%. Huyện đã hình thành một số vùng cây, con hàng hóa như: đậu tương, ngô, chè, mía và chăn nuôi đại gia súc đem lại thu nhập cao cho nông dân. Các lĩnh vực VH-XH, QP-AN có bước phát triển mới. 

        

P.V: Thưa đồng chí, Yên Thủy vẫn là vùng đất còn nhiều khó khăn?

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên: Đúng vậy! Tỷ trọng nông- lâm nghiệp của huyện vẫn còn tới 40%, có hơn 80% dân số là nông dân. Trong khi đó, SXNN phụ thuộc vào thiên nhiên. Yên Thủy luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt và SX. Ngay vụ SX vừa rồi, mặc dù triển khai kế hoạch SX quyết liệt nhưng đến sau Tết, toàn huyện mới gieo trồng được 10% diện tích. Yên Thủy là vùng đất không giữ được nước, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng. Các công trình thủy lợi của Yên Thủy được đầu tư nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng và không phát huy hiệu quả. Mấy năm nay, T.ư và tỉnh đã quan tâm hỗ trợ Yên Thủy đầu tư một số công trình thủy lợi mang lại hiệu quả thiết thực như: hồ Ngọc Lương 1-2, hồ Me 1-2 xã Lạc Thịnh, liên hồ Đa Phúc, Yên Trị... nhưng vẫn chưa cơ bản cải thiện tình hình hạn hán toàn huyện. Cùng với đó là hệ thống giao thông đưa vào khai thác nhiều năm đã xuống cấp... Khó khăn thì nhiều nhưng huyện cũng có những tiềm năng:  22,5 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường 12 B đi qua cùng một số nguồn tài nguyên như: nước khoáng xã Ngọc Lương, hang Nước-xã Lạc Sỹ và một số doanh nghiệp đăng ký nghiên cứu triển khai dự án... sẽ là hành trang để Yên Thủy tạo được những bước phát triển mới.

 

P.V: Đồng chí có thể cho biết một số mục tiêu phấn đấu và giải pháp chủ yếu của huyện Yên Thủy trong thời gian tới?

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên: Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã xác định mục tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 19,8%. Cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 27,73%; CN-XD 47,09%; dịch vụ 25,18%. Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 36,46%...

 

Để đạt được những mục tiêu trên, huyện Yên Thủy đang tập trung xây dựng và quyết liệt chỉ đạo các chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng các cấp. Định hướng chung là phát huy cao độ nội lực, huy động tối đa các nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH. Trong đó, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 là cơ sở hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết ngành, lĩnh vực, tạo điều kiện để tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, triển khai các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huyện đang tranh thủ đề xuất với T.ư, tỉnh huy động tốt các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi. Phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH, xây dựng các vùng trồng màu tập trung, phục vụ CN chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông dân là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong SX CN-TTCN, dịch vụ, tăng cường thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm CN, dịch vụ theo quy hoạch; ưu tiên các dự án SX vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, cải thiện đời sống dân sinh và phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề gắn với chuyển đổi ngành, nghề lao động NN, NT sang CN-DV. Triển khai tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển SX, lồng ghép các chương trình, dự án với giảm nghèo bền vững.

 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

                                                                             

                                                                        Lê Chung (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục