Nông dân thị trấn Cao Phong chăm sóc mía vụ xuân.

Nông dân thị trấn Cao Phong chăm sóc mía vụ xuân.

(HBĐT) - Mía tím Cao Phong đã và đang xây dựng, hình thành thương hiệu. Không chỉ phù hợp ởc đất bãi, bưa bằng, cây mía tím đã được nông dân trong huyện mang trồng ở trên đồi, trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho một số xã vùng cao Bình Thanh, Thung Nai, Yên Lập, Yên Thượng, Bắc Phong…

 

Với địa hình cấu trúc thoai thoải, độ dốc trung bình 10 – 15 độ, nhiều đồi dạng bát úp, đất đai chủ yếu là feralit đỏ, độ phì nhiêu cao, tầng canh tác đất mặt tương đối dày, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 – 2.000 mm, đây là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Nghị quyết số 405/QĐ – UBND ngày 23/5/2006 của UBND huyện Cao Phong đã phê duyệt dự án phát triển chăn nuôi, dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp huyện giai đoạn 2006 – 2010 và xác định cây mía là một trong những cây trồng chủ lực, có tiềm năng lớn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích đất mía. Nếu năm 2005, toàn huyện mới trồng được 1.414 ha, đến nay, sau hơn 5 năm, diện tích mía của huyện đã phát triển đạt 2.492 ha mía, tăng 1.078,2 ha, đạt 176% kế hoạch.

 

Đáng chú ý, hầu hết diện tích mía tím được phát triển, mở rộng tại địa bàn xóm, bản vùng sâu, xa như xóm Đúc, xóm Ong – xã Nam Phong, xóm Lòn, Giang – xã Bình Thanh, Bái Thoáng – xã Yên Thượng… Ông Đinh Duy Thích – Chủ tịch UBND xã Nam Phong cho biết: Bà con nông dân trong xã đã “đưa mía lên đồi” từ hàng chục năm nay, thực tế chứng minh cây mía phù hợp với đồng đất Nam Phong, kể cả ở diện tích đất có độ dốc vừa phải, cây mía tím vẫn phát triển tốt. Giờ đây, vùng chiếm diện tích mía lớn nhất của xã lại chính là các xóm vùng đặc biệt khó khăn như Đúc, Ong 1, Ong 2, Trẹo Trong, Trẹo Ngoài với tổng diện tích trên 100 ha. Riêng xóm Ong 1 có 56 hộ thì 100% hộ trồng mía, nhiều hộ có thu nhập cao nhờ ứng dụng KHKT vào sản xuất, tích cực đưa cây mía lên đồi như ông Đinh Đức Bân ở xóm Ong 1, vụ mía vừa qua chỉ với 7.000 m2 mía tím, thu trên 400 triệu đồng.

 

Ông Phạm Hồng Quân – Trưởng phòng NN & PTNT huyện cho biết: Nhờ mức độ canh tác mới, chất đất phù hợp nên chất lượng mía tím trồng trên đồi không hề thua kém, thậm chí còn cao hơn so với vùng dưới. Về hình thức mía tím trồng trên đồi đẹp hơn, để được lâu hơn nên mía bán được giá hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có khoảng trên 500 ha mía được bà con canh tác trên đồi. Vụ thu hoạch mía 2010 – 2011, nông dân trong huyện phấn khởi vì mía bán được giá. Giá mía bán tại vườn bình quân 5.000 đồng/cây, thu nhập bình quân đạt 165 triệu đồng/ha.

 

Cùng với đưa mía lên đồi, nông dân các xã cũng chủ động việc đầu tư phân, giống, chăm sóc, áp dụng KHKT vào sản xuất, phát huy hiệu quả mô hình canh tác mía tím bền vững, giúp tăng về sản lượng, đảm bảo chất lượng loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao này. Với việc mở rộng vùng trồng mía, tích cực đưa cây mía tím lên đồi đã nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống người trồng mía, góp phần quan trọng thực hiện công cuộc phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

 

                                                                   

                                                                                    Bùi Minh

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục