Gần 1 tuần nay, các đầu nậu đột ngột hạ giá mua thanh long từ 17.000 -18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, với loại trái nhỏ thì giá còn thấp hơn, đã thế nông dân vẫn không thể nào bán được hàng, lượng thanh long dồn ứ ngày càng nhiều, khiến bà con điêu đứng như ngồi trên đống lửa.

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc - một chủ doanh nghiệp thanh long Hiếu Ngọc ở huyện Hàm Thuận Nam, chuyên bán thanh long sang Trung Quốc cho biết: “Giá hạ nhanh và doanh nghiệp không dám thu mua của nhà vườn là do phía Trung Quốc đột ngột không mua thanh long.

Các đầu nậu ở chợ Pò Chài (bên kia cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn) chỉ cho biết lý do là không... có người ăn thanh long, nên không mua nữa”. Cũng theo bà Ngọc, hiện hàng trăm xe tải, container chở trái thanh long đang nằm ở cả hai bên biên giới, do không bán được hàng. Doanh nghiệp thì chấp nhận bán lỗ mỗi container vài chục đến cả trăm triệu đồng, nhưng các doanh nghiệp bên Pò Chài cũng không chịu mua.

“Nếu cứ tình trạng này, thì mấy ngày nữa thanh long sẽ hỏng hết. Giá mua đang vụ nghịch mùa nên rất cao, nhưng giờ không bán được, nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi” - bà Ngọc lo ngại cho biết như vậy. Theo lý do mà Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận - ông Bùi Đăng Hưng đưa ra, thì do phía Trung Quốc bắt đầu vào mùa trái cây nên người ăn thanh long giảm đi hẳn.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận - ông Nguyễn Ngọc Hai lại cho rằng: “Rất có thể các doanh nghiệp phía bên kia “làm eo” để ép xuống giá. Chứ lý do không có người ăn thanh long là không thỏa đáng”. Ông Hai cũng cho rằng, giờ vẫn chưa vào mùa chính, giá không thể đột ngột hạ mạnh như vậy. Đây không còn là chuyện lạ với người trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận. Cứ đến hẹn lại lên, mỗi năm thanh long xuất sang Trung Quốc lại đột ngột tụt giá, hoặc “không có ai mua” một - hai lần, làm cho nông dân và các doanh nghiệp hết sức điêu đứng.

Hiện Bình Thuận có trên 12.000ha thanh long cho thu hoạch, hiện 75% sản lượng thanh long (khoảng 300.000 tấn) và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Do vậy, cái vòng “luẩn quẩn” ép giá, không mua khiến nông dân trồng thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long luôn bị động mà chưa tìm lối ra cho loại nông sản trái cây này.    

 

                                                                                    Theo Bao LĐ

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục