Ngày 17-5, nhóm các nhà kinh tế trẻ thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: nền kinh tế trước ngã ba đường”.

Lãi suất quá cao hiện nay là một trong những gánh nặng cho doanh nghiệpẢnh: N.bình

Theo TS Nguyễn Đức Thành - giám đốc VEPR, qua nghiên cứu VEPR dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế. Thứ nhất là kịch bản với chính sách tiền tệ được thắt chặt một cách kiên nhẫn (có thể kéo dài đến hết năm) đi liền với cắt giảm đầu tư công mạnh mẽ, lạm phát năm 2011 có thể ở mức 15,5%, trong khi tăng trưởng đạt khoảng 6,2%.

 Trong trường hợp giá nguyên liệu thô trên thế giới giảm mạnh, lạm phát có thể giảm nhiều hơn vào cuối năm, giúp kìm đà tăng giá của cả năm.

Kịch bản thứ hai dự báo mức lạm phát năm 2011 có thể trên 18% nếu không có đủ sự quyết liệt trong việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm những năm trước cho thấy sự nới lỏng tiền tệ thường diễn ra trong quý 3, dưới sức ép của khu vực doanh nghiệp hoặc sự thiếu kiên nhẫn trong thắt chặt chính sách tiền tệ.

Mặc dù việc nới lỏng giúp tăng trưởng theo kịch bản thứ hai cao hơn một chút, khoảng 6,5%, nhưng so với các năm trước hiệu ứng tăng trưởng không còn đáng kể vì sự bất ổn trong năm 2011 đã trực tiếp tác động đến chất lượng tăng trưởng.

Bình luận về báo cáo của VEPR, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng tăng trưởng kinh tế ở nước ta luôn chứa đựng nguy cơ lạm phát, bên cạnh đó cần tránh điều hành chính sách tiền tệ giật cục.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, mức lãi suất trên thị trường hiện nay là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, lãi suất càng cao thì vốn chảy vào khu vực công càng nhiều vì khu vực này sử dụng vốn “không chấp” lãi suất, đã có những tiền lệ là nếu xuất hiện nợ xấu thì được khoanh, được giãn..., đồng thời lãi suất càng cao thì vốn càng chảy vào khu vực phi sản xuất.

“Có chủ doanh nghiệp nói với tôi hiện nay một là sa thải công nhân, hai là đi buôn lậu chứ lãi suất này không làm gì được” - ông Nghĩa cho biết.

Ông Nghĩa nói cần giảm gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp hơn nữa, mặc dù đã giảm từ 35,7% năm 2006 còn 25,1% năm 2010 (thuế thu từ khu vực doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách) nhưng vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực (chỉ khoảng 14%). “Chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng chưa bao giờ trong ngành ngân hàng có hai hệ thống kế toán như hiện nay, đơn giản vì trần lãi suất huy động 14% nhưng thực tế ngân hàng trả cao hơn nên mới sinh ra chuyện méo mó như vậy” - ông Nghĩa cho hay.

Một trong những khuyến nghị chính sách hàng đầu của VEPR là về mô hình tăng trưởng, cần thay đổi tư duy cho rằng các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ là trụ cột cho phát triển kinh tế trong lâu dài. Điều này sẽ liên tục mâu thuẫn với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.

Trong điều kiện các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chi phối một cách đáng kể nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, bước đầu tiên là cần hình thành tư duy cải cách để những tập đoàn này trở thành đầu tàu nâng đỡ khu vực tư nhân, tạo dựng thị trường cho khu vực tư nhân trong lĩnh vực đó, với những quy định và giám sát cụ thể của Nhà nước.

                                                                              Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục