Di tích lịch sử nhà máy in tiền và nhà tưởng niệm Bác Hồ ở xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy đang được  tu bổ để thu hút khách du lịch.

Di tích lịch sử nhà máy in tiền và nhà tưởng niệm Bác Hồ ở xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy đang được tu bổ để thu hút khách du lịch.

(HBĐT) - Có có tổng diện tích trên 31.000 ha, có đường Hồ Chí Minh đi qua, khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Lão, khu di tích nhà máy in tiền xã Cố Nghĩa, nhiều hang động, sông, hồ đập lớn, tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng..., huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế trong phát triển dịch vụ, thương mại.

 

Trong giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14%, trong đó ngành dịch vụ tăng 17,3% chiếm 39,6% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 5,18 triệu đồng/năm, đến năm 2010 tăng lên 11,6 triệu đồng/năm.  

Hiện tại, trên địa bàn huyện đã hình thành 10 chợ trong đó, 1 chợ đầu mối nông sản, 14 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 550 hộ kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt đã được quy hoạch 5 cụm công nghiệp và 1 khu công nghiệp Thanh Hà. Giỏ trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 đạt trên 166 tỷ đồng, chiếm 39,6% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, số lao động trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ từ 470 lao động (năm 2006) tăng lên 830 lao động (năm 2010).

 

Tuy nhiên, hiện nay, công tác quy hoạch phát triển dịch vụ chưa được đầu tư đúng mức, một số ngành dịch vụ còn chưa gắn kết giữa đầu tư và quản lý sử dụng. Một số hộ kinh doanh dịch vụ do thiếu vốn, thiếu thụng tin thị trường nên chưa mạnh dạn đầu tư, ứng dụng KH-KT vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo thương hiệu lớn cú sức cạnh tranh. Giao thông đi lại khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, nguyên liệu cung ứng cho ngành cụng nghiệp chế biến thiếu, do đó chưa khuyến thích các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở sản xuất tại chỗ mà chỉ bán nguyờn liệu thô.

 

Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để phát huy lợi thế, đưa ngành dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong những năm tới Lạc Thuỷ sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư để khai thác lợi thế tiềm năng, thế mạnh, chú trọng ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản, chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ. Khai thác có hiệu quả về tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp giữa du lịch cảnh quan mụi trường sinh thái với du lịch  tâm linh, giải quyết việc làm tăng thu nhập của nhân dân, xoá đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Trong những năm tới, Lạc Thủy đầu tư lập quy hoạch chung, ưu tiên quy hoạch chi tiết ở những địa bàn có vị trí thuận lợi như thị trấn Chi Nê, xã Đồng Tâm, Cố Nghĩa, Phú Lão, Phú Thành, thị trấn Thanh Hà, xã Thanh Nông, xã An Bình, đảm bảo trung và dài hạn đến năm 2020. Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, xăng dầu, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đó được tỉnh, huyện phê duyệt trên địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện để ngành dịch vụ phát triển đúng hướng. Huy động cỏc nguồn lực các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, dự án từ ngân sách Nhà nước, để nâng cấp, mở rộng chợ trung tâm huyện lỵ, cải tạo, nâng cấp đường giao thông đến các trung tâm xó, các cụm công nghiệp, điểm du lịch sinh thái...Cùng với tỉnh và Trung ương kêu gọi đầu tư xây dựng tạo điều kiện để ngành dịch vụ phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước thông qua cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thông thoáng để mở rộng các loại dịch dịch vụ, kêu gọi đầu tư bên ngoài. Phát huy nội lực, đồng thời thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, vào địa bàn huyện để phát triển CN-TTCN tạo điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển, ngoài ra huyện cần có giải pháp mạnh mẽ hơn tạo điều kiện cho các chợ trung tâm phát triển ổn định. Tập trung huy động nguồn lực của các doanh nghiệp và hộ tư thương đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, xây dựng chính sách ưu đói... Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ tự đào tạo, đào tạo lại, sử dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - công nghệ và nõng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp, ngành du lịch, y tế, giáo dục... Tạo điều kiện hỡnh thành một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trờn địa bàn hoạt động trong trong các ngành xây dựng, du lịch, vận tải, sản xuất ngành nghề dịch vụ có nguyên liệu tại chỗ. Đồng thời, có các chính sách ưu đãi, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển bền vững.

 

 

                                                                                      Việt Lâm

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục