Công ty TNHH Xuân Mai đang chuẩn bị những điều kiện  cho ngày vận hành Dự án xi măng Hòa Bình.

Công ty TNHH Xuân Mai đang chuẩn bị những điều kiện cho ngày vận hành Dự án xi măng Hòa Bình.

(HBĐT) - Dự án đường dây và trạm biến áp 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông có tầm quan trọng đặc biệt cấp điện cho vùng nam công nghiệp Lương Sơn, KCN Thanh Hà và các CCN, cơ sở sản xuất dọc tuyến đường Hồ Chí Minh được khởi động từ nhiều năm nay nhưng do nhiều nguyên nhân bị chậm tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình vận hành của Dự án xi măng Hòa Bình.

 

Đến nay, sau nhiều nỗ lực,  dự án đường dây và trạm biến áp 110 KV này đã hoàn thành và Công Dự án xi măng Hòa Bình do Công ty TNHH Xuân Mai làm chủ đầu tư được xác định là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh khi đi vào vận hành sẽ tạo được sức bật cho KT-XH vùng nam Lương Sơn và của tỉnh. Dự án có tổng vốn đầu tư giai đoạn I trên 700 tỷ đồng, công suất thiết kế 1.500 tấn clanker/ngày, đêm. Dự án gặp nhiều khó khăn lớn trong quá trình triển khai. Thứ nhất, dự án triển khai vào thời điểm lạm phát và trong tình hình thời tiết không thuận lợi, được khởi công vào tháng 3/2009, sau hơn 17 tháng thi công nước rút đã hoàn thành vào tháng 8/2010. Tiếp đến là thi công đường điện 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông.

Ròng rã suốt gần một năm trời, Dự án xi măng Hòa Bình không thể vận hành thử và đi vào hoạt động vì Dự án đường dây 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông “lỗi hẹn”. Nguồn điện để vận hành Dự án   xi măng Hòa Bình được lấy từ đường dây 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông - dự án do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư được khởi động thực hiện không bảo đảm tiến độ vì những khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB.  

Trưởng phòng Kỹ thuật điện Công ty TNHH Xuân Mai Nguyễn Trung Thành cho biết: Đường dây và trạm biến áp 110 KV Xuân Mai nhánh rẽ tới trạm chạy qua 14 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã thuộc huyện Lương Sơn và thị trấn Xuân Mai và Nam Phương Tiến của Hà Nội. Đường dây từ thị trấn Xuân Mai tới trạm biến áp vào nhà máy dài 23 km, có 91 cột, trong đó có 10 cột kéo từ đường dây vào trạm biến áp của Nhà máy xi măng Hòa Bình. Các thủ tục thực hiện giải phóng bằng bằng rất phức tạp, mặt khác, dự án đường dây 110 KV được triển khai vào thời gian sáp nhập địa giới hành chính giữa Hòa Bình và Hà Nội nên càng khó khăn hơn.

Đến tháng 12/2010, công tác GPMB trên địa phận Hòa Bình mới hoàn thành. Với địa phận Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng đòi hỏi bảo đảm theo đúng trình tự cần mất nhiều thời gian. Công ty TNHH Xuân Mai đã phối hợp chủ đầu tư dự án đường dây 110 KV và các sở, ngành, địa phương khu vực Hà Nội tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong GPMB. Cho đến ngày 30/6/2011 đã hoàn thành các thủ tục đền bù GPMB, giải tỏa hành lang lưới điện, hoàn thành dựng cột, kéo dây. Đến ngày 12/7 tổ chức nghiệm thu cơ sở trên toàn tuyến và dự kiến đến ngày 18/7 sẽ đóng điện trạm biến áp. Công ty TNHH Xuân Mai đã lên kế hoạch triển khai chạy thử một số thiết bị ở các dây chuyền như: liên động không tải, liên động có tải, tổ chức hiệu chỉnh, xử lý, ghép nối... và một số phần việc khác. Đang chuẩn bị chạy các thiết bị 6 KV như: các động cơ máy nghiền, máy đập, động cơ quạt...

 

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuân Mai Đặng Văn Cương cho biết: Việc đóng điện đường dây và trạm biến áp 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông là tin vui đối với cán bộ, kỹ sư Công ty TNHH Xuân Mai, giảm tải những áp lực, khó khăn cho nhà thầu, chủ đầu tư Dự án xi măng Hòa Bình. Hiện nay, Công ty đã kiện toàn các phòng, ban, phân xưởng, bố trí nhân lực để nhận nguyên vật liệu như than, đá, dự kiến sau 1 tháng chạy thử sẽ chính thức sản xuất trong tháng 9/2011, vào đúng dịp kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh. Khi dự án xi măng Hòa Bình đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 450 cán bộ, công nhân trực tiếp và tạo việc làm gián tiếp cho hàng nghìn lao động, tạo nguồn sinh khí mới cho vùng nam công nghiệp Lương Sơn.

 

 

                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục