Sau khi chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường khoai lang ở 2 huyện Bình Tân, Bình Minh (Vĩnh Long), mới đây người Trung Quốc lại ồ ạt kéo đến huyện Bình Minh thuê đất trồng khoai. Theo đánh giá của các chuyên gia, về lâu dài việc này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế địa phương…

 

Ồ ạt cho thuê đất

Theo nguồn tin riêng của PV Lao Động sáng ngày 14.7, đã có 46ha đất ở xã Thuận An (huyện Bình Minh) được người nước ngoài đến thuê để trồng khoai. Số đất này do một người tên Triệu Huy Vũ, cư ngụ tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai, có liên quan đến người Trung Quốc, thông qua một người dân ở địa phương làm trung gian đến liên hệ với nông dân trong xã thuê 46ha đất (chủ yếu là đất trồng lúa) để chuyển sang trồng khoai lang tím Nhật Bản, bao gồm 25ha ở ấp Thuận Phú C, 18ha ở ấp Thuận Tiến C và 3ha ở ấp Thuận Nghĩa A. Giá tiền thuê đất là 30 triệu đồng/ha/năm (2010), sau tăng lên 50 triệu đồng/ha/năm (2011). Ngoài ra, cứ mỗi hécta, bên cho thuê được trả thêm 10 triệu đồng chi phí cải tạo đất để trồng làm lúa trở lại khi không còn thuê đất trồng khoai. Tất cả đều là “hợp đồng miệng” và tiền thuê đất được trả trước 1 năm. Riêng người làm trung gian, được hưởng lợi 100 đồng/kg khoai – số khoai được tính khi thu hoạch và xuất khẩu sang Lạng Sơn.

Người Trung Quốc đang ồ ạt thuê đất ở xã Thuận An để trồng khoai.    Ảnh: T.L
Người Trung Quốc đang ồ ạt thuê đất ở xã Thuận An để trồng khoai. Ảnh: T.L

Việc người dân ở xã Thuận An, huyện Bình Minh ồ ạt cho thuê đất xuất phát từ nhiều lẽ. Thứ nhất, trước đây nhiều nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 3 triệu đồng/công, nhưng cho thuê đất có thể thu được khoảng 4,5 triệu/công. Thứ hai, nếu tự chuyển từ trồng lúa sang trồng khoai thì chi phí khá cao, khoảng 10 triệu đông/công, do vậy, nhiều người tỏ ra ngán ngại. Trong khi đó, người Trung Quốc thuê mướn nhân công với giá rất cao, 120.000 đồng/ngày; trả lương cho người giỏi kỹ thuật lên đến 5-6 triệu đồng/tháng.

Thậm chí, khi nông dân đòi tăng thêm quyền lợi khi cho thuê đất, người Trung Quốc cũng dễ dàng chấp thuận. Như trường hợp ông Năm Mừng (ấp Thuận Phú B) được trả trước 3 năm toàn bộ số tiền cho thuê đất, sau đó ông đã sắm được chiếc máy cày và dùng nó làm thuê cho người Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Khỏe (ấp Thuận Tiến C) cho biết, ngoài việc cho thuê 1ha trồng khoai, ông còn giới thiệu cho hàng trăm hộ khác đem đất cho thuê với diện tích lên đến vài trăm công. Theo tình hình này, chỉ vài vụ mùa nữa là bà con sẽ nhất loạt cho thuê toàn bộ số đất còn lại.

Hiện nay tại xã Thuận An có 14 nhà kho được cho mướn để chứa khoai, mỗi ngày có khoảng 200 lao động được thuê làm công việc lựa khoai, đóng thùng, đưa lên xe chở ra Lạng Sơn. Có 19 người Trung Quốc thuê nhà trọ tại xã Thuận An để làm công việc kiểm tra khoai, chờ xe đến chở đi.

Tiềm ẩn nỗi lo

Ông Võ Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An - cho biết: Cái khó nhất hiện nay là các hộ dân đều cho thuê đất theo kiểu tự phát, nên địa phương chưa thể thống kê chính xác diện tích đất cho thuê của từng hộ là bao nhiêu. Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Minh – cho biết: Trước mắt, việc người Trung Quốc đến thuê đất trồng khoai chưa thấy có dấu hiệu gì gây bất lợi cho nông dân.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khi có được diện tích đất đủ lớn, người Trung Quốc sẽ thao túng cả vùng trồng khoai lang. Hiện tại, hơn 70% sản lượng khoai lang ở 2 huyện Bình Tân, Bình Minh đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 400 tấn/ngày. Bà Phan Thị Bé – Trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Minh - xác nhận mối lo ngại nói trên, đồng thời nhận định: Về lâu dài, không chỉ người Trung Quốc thao túng toàn bộ đất trồng khoai, mà còn có khả năng thao túng đất trồng nhiều loại nông sản khác.

                                                   Theo LaoDong

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục