So với đầu năm, giá heo hơi đã tăng 70%, giá gà tăng 100%. Theo các doanh nghiệp thực phẩm, mức tăng này là bất hợp lý, là do bị làm giá, kích giá

Tình trạng giá gia súc, gia cầm tăng cao đã được mổ xẻ tại buổi họp bàn các giải pháp bình ổn giá sản phẩm chăn nuôi do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 2-8 tại TPHCM. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, giá thịt heo, gà tăng cao một phần là do giá thành chăn nuôi tăng (tình trạng thiếu con giống, giá thức ăn chăn nuôi cao… đã tác động trực tiếp đến giá thành chăn nuôi). Tuy nhiên, giá thịt quá cao đến mức bất hợp lý là do có cả yếu tố đầu cơ.

Cần phải làm rõ nguyên nhân

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước đạt khoảng 2,46 triệu tấn (tương đương 1,681 triệu tấn thịt xẻ), tăng 6,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thịt heo có hơn 1,3 triệu tấn, thịt gia cầm khoảng 270.000 tấn, thịt trâu bò khoảng 98.000 tấn. Tổng đàn gia cầm là 298 triệu con (tăng 7%), 3,9 tỉ quả trứng (tăng 19%)…

Cũng theo Cục Chăn nuôi, trong 3 tháng đầu năm đã xuất khẩu tiểu ngạch heo sống sang Trung Quốc là 19.235 con, nhưng từ tháng 5 đến nay không còn xuất nữa. Tổng lượng thịt heo sữa, heo đông lạnh xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hồng Kông, Malaysia chỉ khoảng 2.584 tấn, bằng 50% so với cùng kỳ năm ngoái... “Sản xuất trong nước trong 6 tháng đầu năm là 1,681 triệu tấn thịt xẻ các loại, trong đó xuất khẩu chỉ khoảng 3.472 tấn, tức tiêu thụ trong nước chiếm hơn 99%. Với nguồn cung lớn như thế là đủ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước chứ không thiếu hàng khiến giá tăng”- đại diện Cục Chăn nuôi quả quyết...

Giá thịt heo tại các chợ ở TPHCM hiện vẫn còn quá cao. Ảnh: HỒNG THÚY
Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận: Do dịch bệnh xảy ra từ cuối năm ngoái, cũng như tình hình chăn nuôi giữa các vùng không đều nên dẫn đến thiếu hụt cục bộ tại một số địa phương khiến chênh lệch giá cao giữa miền Bắc và miền Nam. Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi đầu năm chỉ 41.000 đồng/kg; đến tháng 6, tháng 7 tăng lên 67.300 đồng/kg (tăng 64%); khu vực miền Nam, đầu năm, 35.500 đồng/kg; đến tháng 6 tăng lên 62.500 đồng/kg (tăng 71,2%). Giá gà đầu năm 22.500 đồng/kg, đến tháng 6 tăng lên 45.500 đồng/kg (tăng hơn 100%)...

Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp Thực phẩm Dofico Đồng Nai, cho rằng giá thành chăn nuôi thời gian qua có tăng nhưng cũng chỉ tăng khoảng 20%, trong khi giá heo, gà tăng đến 70%, thậm chí 100%, là không thể chấp nhận được. Đây là vấn đề bất hợp lý cần phải xem xét lại. Ai kích hoạt tăng giá, tăng giá ở khâu nào… cần phải làm rõ.

Người nuôi nhỏ, lẻ không được hưởng lợi

Ông Châu Nhựt Trung, Tổng Giám đốc Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ (TPHCM), cảnh báo giá cả tăng bất hợp lý thời gian qua còn do tình trạng thao túng thị trường. Khi giá xuống, họ thu gom hàng để tạo khan hiếm giả tạo; đến khi giá lên, họ tung hàng ra bán hưởng lợi cao. Lúc này, người chăn nuôi ùn ùn tăng đàn thì họ lại “đánh” giá xuống để hưởng lợi...

Để ngăn chặn tình trạng giá gia súc, gia cầm tiếp tục biến động, nhiều doanh nghiệp đề nghị cần phải có quy hoạch cho ngành chăn nuôi, quy hoạch nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để chủ động sản xuất, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu (hiện nay chiếm đến 70%).

Theo ông Nguyễn Trí Công, chủ trại heo Trí Công (Đồng Nai), đang có quá nhiều áp lực lên người chăn nuôi, như giá thức ăn chăn nuôi quá cao và liên tục tăng; công tác dự báo cũng như khống chế dịch bệnh thời gian qua quá yếu kém... khiến người chăn nuôi luôn bị động. Vấn đề bình ổn giá thời gian qua cũng chỉ chú trọng khâu thương mại, chưa quan tâm đến người chăn nuôi.
Người chăn nuôi rất cần vốn để sản xuất nhưng lãi suất ngân hàng cao như hiện nay thì không ai kham nổi... Vì vậy, muốn ổn định được giá, cần có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi.
Bà Hồng cũng cho rằng tại Việt Nam, phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ hiện vẫn còn chiếm tỉ trọng cao (ước khoảng 80%). Khi có dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao… người chăn nuôi nhỏ, lẻ bị tác động mạnh nên họ thường không nuôi tiếp. Nay giá cả tăng cao chỉ có các trại chăn nuôi lớn là hưởng lợi.
 
                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục