Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

"EVN hiện nợ 10 nghìn tỷ đồng tiền điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, riêng sáu tháng đầu năm tập đoàn này chịu lỗ hơn 3.000 tỷ đồng do giá điện hiện tại chưa đủ để EVN hoạt động có lãi."

 

Để thu hút vào ngành điện thì từ nay đến năm 2020 giá điện bình quân sẽ đạt 8,9 cent/kWh, tăng 3,7 cent/kWh so với giá hiện tại.

Thông tin trên được Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đưa ra tại buổi họp báo Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), do Bộ Công Thương tổ chức chiều nay 3/8.

Mục tiêu cụ thể của quy hoạch điện VII là cung cấp đầy đủ nhu cầu điện trong nước, với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194-210 tỷ kWh, và đạt 330-362 tỷ kWh vào năm 2020.

Trong đó, sẽ ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020. Ngoài ra, việc phát triển năng lượng hạt nhân cũng từng bước được chú trọng, dự kiến sẽ đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam vào vận hành năm 2020...

Ngoài ra, trong chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi đến năm 2020 sẽ đảm bảo 100% hộ dân khu vực này được cấp điện.

Nhìn lại tổng sơ đồ điện VI trong giai đoạn vừa qua, nhiều dự án khi triển khai chỉ đạt trên 70% kế hoạch đề ra và theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thì những dự án chậm đó sẽ được chuyển tiếp sang tổng sơ đồ VII với tiến độ cũng được qui định cụ thể.

Dự kiến tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 vào khoảng 929.700 tỷ đồng, tương đương với 48,8 tỷ USD, trung bình mỗi năm cần khoảng 4,88 tỷ USD.

Để thực hiện thành công tổng sơ đồ VII, Thứ trưởng cho biết, có nhiều giải pháp nhưng việc tăng giá điện vẫn phải thực hiện nhằm bù đắp chi phí và thu hút đầu tư vào ngành điện.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng chia sẻ, trong tổng sơ đồ điện VII, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho ba tập đoàn lớn là EVN, PVN và Tập đoàn Than khoáng sản chịu trách nhiệm chính về nguồn điện.

Ngoài ra, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn chịu trách nhiệm về lưới điện cũng như đảm nhận việc đưa điện về nông thôn.

“Nhưng ba khó khăn lớn nhất trong qui hoạch điện VII theo EVN là: vốn, giải phóng mắt bằng, nguồn năng lượng đầu vào là than và khí thì EVN cũng không chủ động được,” ông Thành nói.

Được biết, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch điện VII cũng nói rõ, các địa phương sẽ phải giành quĩ đất phục vụ cho công việc giải phóng mặt bằng liên quan đến các dự án thuộc tổng sơ đồ VII.

“Nhưng công tác giải phóng mặt bằng bao giờ cũng là vấn đề khó khăn,” Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bày tỏ.

Ông Vượng cũng nêu rõ, theo quyết định 24/2011/QĐ-TTG về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường được áp dụng từ ngày 1/6/2011 đã cho phép EVN điều chỉnh giá điện tăng không quá 5% với thời gian điều chỉnh giữa hai lần liên tiếp có thể chỉ sau ba tháng khi có sự biến động của các thông số đầu vào... kèm theo đề án phát triển điện lực mới sẽ là động lực cho việc đầu tư vào ngành điện.

“Mục tiêu giá điện đến 2020 là 8,9 cent, việc điều chỉnh thế nào sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định và phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô,” ông Vượng nói.

Liên quan đến các dự án thủy điện nhỏ, có công suất dưới 30 MW, trong tổng sơ đồ điện VI trước đây cũng khuyến khích đầu tư vào các dự án này, nhưng qua thời gian triển khai thì hiệu quả thu được rất thấp.

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thì các dự án này cung cấp không nhiều điện nhưng việc đầu tư về lưới lại chiếm rất lớn. Bên cạnh đó, trong những thời điểm mưa bão thì nhiều thủy điện nhỏ đã gây ngập lụt cho địa phương.

Do vậy trong thời gian tới, việc qui hoạch điện VII mặc dù vẫn khuyến khích tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án nhưng Bộ Công Thương sẽ xem xét lại hiệu quả trước khi cấp phép.

Ngoài ra, việc nhập than cũng đã được tính tới, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, việc nhập khẩu từ một số nước như Indonesia, Australia đã được Tập đoàn Than khoáng sản xúc tiến nhằm bảo đảm đủ nguồn cho các nhà máy nhiệt điện vận hành./.

                                                                               Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục