Những ngày gần đây giá lúa gạo tăng, song theo khẳng định của các doanh nghiệp, chuyện sốt giá, khan hàng sẽ không xảy ra, bởi lúa hè thu mới chỉ đầu vụ thu hoạch, nên lượng lúa rất dồi dào.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh 
 
Hiện một số loại gạo có sức tiêu thụ lớn như tẻ thường có giá từ 11.800 – 12.000 đồng một kg, Đài Loan, Tài Nguyên 18.000 đồng, Nàng thơm chợ Đào 21.000 đồng… Một số tiểu thương cho biết, giá gạo tăng một tháng qua là từ đầu mối cung cấp. Các đầu mối giải thích do giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL tăng liên tục nhiều tuần qua. Cũng do giá gạo tăng liên tục mà nhiều người tiêu dùng đã tăng lượng mua về trữ, đẩy giá lên.

Tại ĐBSCL giá lúa mấy ngày gần đây liên tục tăng. Ngày 3/8, tại Đồng Tháp, lúa IR50404 tươi mua tại ruộng có giá 5.700 đồng một kg, lúa khô 6.400- 6.500 đồng, còn lúa dài khô từ  6.800- 6.900 đồng. Với giá lúa này nông dân có lời khá.

Nhiều công ty xuất khẩu gạo cho biết sở dĩ giá lúa gạo trong nước gần đây có tăng là do các công ty xuất khẩu đang cần gạo để giao hàng cho những hợp đồng đã ký trong tháng 5 và tháng 6. Do cần hàng nên các doanh nghiệp phải đẩy giá lên mới mong mua đủ lượng gạo phải giao. Hiện giá xuất khẩu gạo loại 5% tấm từ 525 - 540 USD/tấn (tăng 60 USD/tấn so với tháng trước), giá xuất gạo 15% tấm hơn 500 USD/tấn (tăng hơn 50 USD/tấn).

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa gạo trong nước tăng còn do thông tin Thái Lan mua gạo. Giá tăng cao thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của nước này tăng cường tìm kiếm nguồn gạo có giá rẻ hơn, trong đó có lúa gạo của Việt Nam, Campuchia, Myanmar... Cũng theo VFA, một số nhà xuất khẩu gạo, xay xát của Thái Lan đã thành lập các công ty thương mại hoặc văn phòng đại diện tại Campuchia và Việt Nam để thuận lợi cho việc thu mua lúa gạo.

Sẽ không có chuyện sốt giá gạo
 
Hai doanh nghiệp phân phối gạo lớn nhất cho thị trường TP. Hồ Chí Minh là Công ty lương thực TP. Hồ Chí Minh và Công ty Vinh Phát, khẳng định, giá gạo hiện có tăng nhưng không khan hàng. Về nguy cơ tái diễn tình trạng sốt ảo như năm 2008, lãnh đạo Foodcosa và Vinh Phát đều khẳng định không thể có chuyện sốt giá gạo. Vì VFA đã cân đối đủ nguồn gạo phân phối trong nước, các kho gạo dự trữ tại TP. Hồ Chí Minh được bổ sung liên tục, trong khi các doanh nghiệp đều có hệ thống cửa hàng phân phối ở các quận huyện, nên không thể có chuyện thiếu gạo.

Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho rằng các doanh nghiệp phải bảo đảm lượng gạo tạm trữ trong lưu thông để tham gia bình ổn giá khi cần thiết. VFA đã chủ động dự trữ gạo tại các kho ở huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An để phục vụ nhu cầu trong nước. Nếu giá gạo trong nước tăng lên bất thường sẽ có nguồn gạo tại chỗ ứng phó ngay, các thành viên hiệp hội đều phải tham gia bình ổn tại các địa phương.

Ông Trần Ngọc Trung, Giám đốc Công ty Vinh Phát, phân tích thêm, trên thị trường đang có thông tin giá gạo Thái Lan tăng nhanh, nhưng thực ra giá xuất khẩu từ nước này không hề tăng. “Nhiều nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Việt Nam nâng giá chào bán gạo cho các nhà nhập khẩu khiến giá gạo nguyên liệu bị đẩy lên. Tuy nhiên việc giao dịch, ký kết hợp đồng mới diễn ra rất chậm, hầu như không có giao dịch, nhà xuất khẩu cũng không bán được giá như mức chào bán”, ông Trung nói.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, thực tế lúa gạo trong nước hiện không thiếu. Với giá cao như hiện nay, nông dân sẽ còn tăng diện tích nhiều hơn nữa. Do đó không nên lo ngại không đủ gạo để xuất khẩu. Vả lại, lúa trong nước thu hoạch quanh năm, vùng này ngưng thì đã có vùng khác thu hoạch. Chưa kể thu hoạch lúa hiện nay không còn thất thoát nhiều như trước do đã được trang bị máy móc, lò sấy.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục