Ảnh minh họa (nguồn báo nhà báo & công luận).

Ảnh minh họa (nguồn báo nhà báo & công luận).

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Tài chính) vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tháng 8/2011 tăng khoảng 1%, đưa chỉ số giá tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất một số biện pháp bình ổn giá trong tháng 8/2011.

Theo đó, giải pháp thứ nhất là tiếp tục tăng cường quản lý giá thông qua các biện pháp như đăng ký giá, kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật Nhà nước về giá… đối với một số hàng hoá, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Thứ hai, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, hàng hoa dự trữ Nhà nước, hàng hoá, dịch vụ còn dược trợ cước, trợ giá… ;chuyển mạnh hơn nữa sang cơ chế đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá đối với các loại hàng hoá, dịch vụ này.

Thứ ba, chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, giá cả trong và ngoài nước để kịp thời đề xuất biện pháp chỉ đạo, điều hành, bình ổn giá.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra một số biện pháp để kìm chế giá đối với mặt hàng thực phẩm. Theo đó, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tránh để lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến tốc độ tái đàn và tâm lý của người chăn nuôi. Xem xét có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ vốn, lãi suất cho các trang trại, hộ gia đình khôi phụ đàn gia súc, mở rộng sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Trước mắt, thực hiện các biện pháp điều hoà thị trường như đẩy mạnh vận chuyển thực phẩm từ các địa phương đang thiếu; kiểm soát chặt thị trường, nhất là khâu lưu thông phân phối; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Xem xét có biện pháp về tài chính như tăng thuế xuất khẩu thực phẩm, kết hợp với biện pháp hành chính hạn chế việc thu gom, xuất theo đường tiều ngạch, đồng thời giám sát chặt chẽ việc xuất lậu theo "lối mòn" mặt hàng thực phẩm tươi sống sang các nước có chung đường biên giới. Tăng cường giám sát để hạn chế tăng chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi, giết mổ như: Tiếp tục thực hiện biện pháp hỗ trợ sản phẩm giống gốc, vật nuôi; giám sát chặt việc đăng ký tăng giá thức ăn chăn nuôi; xem xét hoãn thu phí giết mổ…

Được biết, trong tháng 7 vừa qua, giá cả nhiều mặt hàng đã và đang ổn định. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 8/2011, một số hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp. Trong nước, bước vào mùa mưa bão với những diễn biến khó lường có thể tác động đến cung - cầu tại các vùng bị ảnh hưởng (chủ yếu là hàng thực phẩm tươi sống, các loại rau củ quả) cùng nguồn cung thực phẩm chưa thực sự ổn định có thể tiếp tục là nguyên nhân đẩy giá các mặt hàng này tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu một số hàng hoá tăng do yếu tố mùa vụ có khả năng gây tác động giá như: phân bón cho vụ hè thu, đường và một số nguyên liệu chuẩn bị cho mùa sản xuất bánh Trung thu, rằm tháng 7 âm lịch, hàng hoá phục vụ cho năm học mới.

Thêm vào đó, thị trường tháng 8/2011 cũng có nhiều yếu tố tác động giảm áp lực tăng giá: các cân đối vĩ mô tiếp tục được điều hành để giữ ổn định; các tỉnh phía Nam đang thu hoạch rộ lúa Hè Thu, cung lúa gạo tăng, giá nhóm hàng lương thực có khả năng ổn định giảm. Chăn nuôi có chiều hướng thuận lợi do dịch bệnh cơ bản được khống chế, người chăn nuôi có lãi do giá tiêu thụ tăng trên thị trường. Bên cạnh đó với nhiều giải pháp đang được các địa phương thực hiện nhằm khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư tái đàn nên chăn nuôi lợn có xu hướng phát triển tốt, tăng nguồn cung trên thị trường. Giá vật liệu xây dựng không có biến động lớn do nhu cầu xây dựng không tăng mạnh vào mùa mưa bão và thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công theo Nghị định số 11/NQ-CP. Chính vì vậy, các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt, kiểm soát nhập siêu… sẽ tiếp tục phát huy tác dụng góp phần quan trọng để bình ổn giá thị trường./.

 

                                                                        Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục