Tình hình dư cung tiền đồng của hệ thống NH, sự sụt giảm mạnh của lãi suất liên NH và thực tế một loạt các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi vừa được các NH đưa ra cho thấy định hướng giảm lãi suất cho vay đang có nhiều hỗ trợ.

Diễn biến thuận lợi

Bỏ qua các dự báo về lạm phát, kỳ vọng giảm lãi suất cho vay được củng cố trong hai tuần gần đây dựa trên những diễn biến chính của thị trường tiền tệ. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia thuộc CTCK Thăng Long (TLS), các NHTM đang dư thừa tiền đồng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tiền đồng liên NH tuần qua giảm mạnh từ 12% về còn khoảng 10% đối với kỳ hạn qua đêm.

Các kỳ hạn còn lại 1 tuần và 2 tuần cũng có sự giảm nhẹ, hiện ở mức 11%-14% và 13%-14%. Có thể lượng tiền tại các NHTM đang đạt ở mức hợp lý cũng là lý do khiến NH Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì lượng bơm ra cân bằng với lượng tiền hút về trên thị trường mở (OMO) trong tuần qua, trung bình 1.000 tỉ đồng/ngày, cũng là tuần thứ hai liên tiếp. Nhu cầu vay thực tế tuần qua của các NHTM qua kênh này cũng giảm mạnh so với tuần trước.

Việc lãi suất liên NH các kỳ hạn ngắn giảm cùng với định  hướng giảm dần mặt bằng lãi suất của Chính phủ cũng mang đến dự báo trong một vài tuần tới đây, thị trường OMO sẽ sớm đón nhận sự điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn so với hiện nay. Việc lãi suất liên NH ở các kỳ hạn ngắn tiếp tục giảm trong tuần vừa qua càng khẳng định nhận định tình hình thanh khoản của hệ thống NH vẫn đang trong trạng thái tích cực.

Dù rằng việc tăng trưởng tín dụng VND trong tháng 7 giảm 0,88% so với tháng trước cũng có thể là một nguyên nhân quan trọng khiến lượng tiền trên liên NH dồi dào, mặc dù hiện tại đang là thời điểm đáo hạn của một số khoản tái cấp vốn. Song trong bối cảnh thuận lợi như vậy, bài toán giảm mặt bằng lãi suất cho vay - theo nhận định của nhiều tổ chức đầu tư - sẽ vẫn phụ thuộc phần lớn vào khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Đó cũng là lý do vì sao việc giá dầu thô và giá các loại hàng hóa cơ bản là nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất lao dốc mạnh như trong tuần vừa qua, tạo thêm nhiều kỳ vọng vào việc kiểm soát thành công lạm phát trong thời gian tới.

Lãi suất bắt đầu giảm nhẹ

Trong khi đó, dưới sức ép của chính sách tiền tệ thắt chặt và mặt bằng lãi suất cho vay lên đến đỉnh điểm, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 20.7 vừa qua chứng kiến mức giảm 0,19% so với tháng trước và trong đó, tín dụng bằng VND giảm tới 0,88%. Áp lực của lãi suất cho vay tiền đồng tăng cao có thể là nguyên nhân khiến các khách hàng quay sang vay vốn ngoại tệ với lãi suất thấp hơn, bất chấp các cảnh báo về rủi ro tỉ giá.

Điều này minh chứng lý do trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chung giảm sút, tín dụng bằng ngoại tệ đến ngày 20.7 vẫn tăng 1,96% so tháng trước, dù rằng các chính sách chặt chẽ nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ liên tục được ban hành. Với mức giảm 0,19% của tháng 7, tín dụng đối với nền kinh tế sau gần 7 tháng mới chỉ đạt mức tăng 7,57%. Trong bối cảnh giới hạn tăng trưởng chung khống chế dưới 20%, không ít các NH thay vì phải khống chế tăng trưởng. sẽ phải cật lực đẩy vốn ra thị trường nhằm đảm bảo nguồn thu lợi nhuận của NH. Đây không hẳn là mục tiêu dễ dàng như hình dung khi mà mặt bằng lãi suất đã lên quá cao.

Không hẳn là nguyên nhân chính, song việc một loạt các NH thời gian gần đây tung ra các chương trình cắt giảm lãi suất hay cho vay ưu đãi phần nào sẽ tháo gỡ thút nắt đầu ra tín dụng. Mức giảm lãi suất 1-2%/năm hay các ưu đãi trong chương trình cho vay (đối với từng nhóm khách hàng riêng của NH) mà các NH như ACB, Maritime Bank, HDBank hay Techcombank đang áp dụng là tín hiệu sáng mới trong bức tranh tín dụng màu xám hiện nay. Dù vậy, đây chưa hẳn là một dấu hiệu cho xu hướng giảm lãi suất đồng loạt ở các NH.

Một số ý kiến còn cho rằng, việc giảm một phần nhỏ sức ép lãi suất cho vay lên các DN cũng là cách các NH giải quyết bài toán nguồn vốn đầu vào được huy động trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tăng cao.

 

                                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục