Bộ Tài chính vừa có thông báo chính thức ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ về công tác điều hành giá.

 

Theo Bộ trưởng, từ đầu năm công tác điều hành giá của Bộ đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Từ nay đến cuối năm, tình hình còn rất khó khăn, lạm phát hiện đã ở mức cao, 7 tháng là 14,6%, Bộ trưởng chỉ đạo, cần tiếp tục theo dõi sát sao, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương trong công tác quản lý, điều hành giá để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc điều hành giá phải góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển và hội nhập; tiến hành rà soát lại tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước kiểm soát giá, nếu giá chưa đáp ứng được với thị trường thì nghiên cứu có biện pháp xử lý, tháo gỡ theo phương án, lộ trình phù hợp, đảm bảo giá cả vận hành theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Trong khi kiên trì nguyên tắc giá thị trường, đối với một số mặt hàng nhạy cảm, có ảnh hưởng đến an sinh xã hội như điện, xăng dầu, thì việc điều hành giá phải linh hoạt, theo thời điểm, liều lượng hợp lý để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và an sinh xã hội; cần rà soát, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá và công khai, minh bạch giá, phương pháp, thông số, dữ liệu tính toán giá đối với những mặt hàng Nhà nước độc quyền, những mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu, sắt thép, dịch vụ cảng biển, giá lương thực, thuốc, sữa, học phí viện phí…

Cục Quản lý giá chủ động nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và điều hành giá của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là những quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc… để tham mưu cho Bộ; đồng thời rà soát biên chế, tổ chức tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ để đáp ứng được yêu cầu: Bám sát doanh nghiệp, nắm chắc vấn đề, thông tin, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách và công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.

Bộ trưởng yêu cầu Cục quản lý giá bám sát chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Tài chính đã ban hành để thực hiện, trong đó lưu ý tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá của Nhà nước; chủ động có hướng dẫn các địa phương, sử dụng tất cả các biện pháp, công cụ hiện có và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện.

Thứ trưởng Trần Văn Hiếu sẽ chỉ đạo tổ chức một số đoàn kiểm tra về giá tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… kết quả kiểm tra, thanh tra phải được công bố công khai để giám sát.

Về vấn đề điều hành giá xăng dầu, điện, Cục Quản lý giá sẽ nghiên cứu, hoàn chỉnh các phương án, kịch bản điều hành giá các mặt hàng này. Trong các phương án về điều hành giá phải nêu rõ nguồn số liệu được sử dụng để tính toán, Cục Quản lý giá thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

Đối với giá điện, khi tính toán giá điện, ngoài những yếu tố làm tăng giá thì phải lưu ý tính cả đến những yếu tố làm giảm giá như: hao phí điện năng; kiểm soát chi phí của các đơn vị bán điện cho EVN; tiết giảm giá thành, vật tư thu hồi trong quá trình sản xuất và thanh lý tài sản của ngành điện; doanh thu cho thuê cột điện; nhượng bán, thanh lý tài sản, vật tư ngành điện; chi phí nhân công; phương pháp phân bổ chênh lệch tỷ giá.

Cục Quản lý giá chủ trì nghiên cứu, đề xuất việc thanh tra các doanh nghiệp bán điện cho EVN để làm rõ các yếu tố chi phí khi đàm phán mua điện giá cao./.

                                                                     Theo TTXVN

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục