Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Cuộc vận động đã phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và là động lực cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, kiểu dáng, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội.

 

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hàng do các DN trong nước sản xuất đã đến được các vùng sâu, vùng xa.

Mấy năm nay, việc sản xuất hàng Việt Nam đã được ưu tiên hơn, nhiều mẫu mã, kiểu dáng phong phú, công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất, cho nên chất lượng hàng Việt được nâng cao, kênh phân phối được mở rộng, một số hàng Việt đã về đến nông thôn. Nhiều chính sách của Nhà nước đã được định hình. Tất cả những điều đó là cơ hội cho hàng Việt lan tỏa, len lỏi thuận lợi hơn trên mọi phân khúc thị trường, chiếm chỗ ngày càng nhiều trên các kệ hàng siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ và các sạp hàng trong các chợ ở cả thành thị và nông thôn.

Kết quả điều tra đầu năm 2011 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy, 59% người tiêu dùng xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam, 38% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam, 36% người tiêu dùng cho rằng, trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài nay đã dừng mua hoặc mua ít hơn để thay bằng mua hàng Việt Nam. Xu thế dùng hàng Việt thay cho các loại hàng ngoại cao cấp, đắt tiền, đang khá phổ biến, nhất là trong bối cảnh lạm phát tăng cao, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.

Ðể tranh thủ được cơ hội này, trước hết, các DN cần có chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp, lâu dài, ổn định, năng động, phản ứng linh hoạt, hiệu quả với nhu cầu, thị hiếu và xu hướng thị trường, nhất là thị trường ngách và đo lường được dung lượng thị trường, chuyển dần sang phân khúc hàng cao cấp bằng những thương hiệu mới, riêng, thuần Việt bằng những mẫu mã đa dạng, giá cả đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập tương đương. Tạo dựng vững chắc được hình ảnh mới trong lòng người tiêu dùng. Các DN cần coi trọng việc bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tạo sự tiện lợi trong việc lựa chọn sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định và chăm sóc khách hàng tốt, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Hai là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người tiêu dùng có thêm thông tin và kiến thức không chỉ về hàng Việt, mà còn về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm, cũng như các kiến thức phổ thông khác để người tiêu dùng nắm rõ và lựa chọn, tự mình trở thành "người tiêu dùng thông thái".

Ba là, hệ thống phân phối và bán lẻ đóng góp hơn 50% thành công của DN, do đó, xây dựng hạ tầng thương mại đến tận vùng nông thôn để mọi người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận và sử dụng hàng hóa, sản phẩm thương hiệu Việt.

Bốn là, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ chuyển đổi sản xuất - đa dạng hóa sản phẩm, định hướng thị trường, phát triển công nghệ, công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng DN nói chung và DN phân phối - bán lẻ nói riêng trong xây dựng và phát triển thương hiệu Việt./.

                                               

                                                                Theo NhanDan

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục