Một hộ nuôi nhốt nhím ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc.

Một hộ nuôi nhốt nhím ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc.

(HBĐT) - Mấy tháng nay, các hộ nuôi nhốt nhím đặc sản ở thị trấn Đà Bắc và các xã lân cận như Tu Lý, Cao Sơn, xa hơn có Đồng Ruộng, Tân Pheo nhao nhác vì giá bán nhím giống và nhím thương phẩm xuống dốc thảm hại. Hiện tại, giá một cặp nhím giống trong khoảng từ 7 – 8 triệu đồng, so với giá bán bình quân hồi đầu năm chỉ bằng 40%.

 

Càng đáng ngại hơn với hộ nuôi nhốt nhím khi giá bán nhím giống sụt giảm đến vậy mà vẫn có rất ít người có nhu cầu đến đặt mua. Ông Nguyễn Quốc Hưng, một hộ nuôi nhím ở tiểu khu Thạch Lý than thở: Nhiều ngày rồi mà không thấy khách mua lai vãng. Gia đình cất công tìm hỏi một số mối hàng cũ trong tỉnh nhưng đều được trả lời là “không còn nhu cầu”. Trong khi đó, hàng ngày, 35 con nhím trưởng thành cộng với mấy nhím con ngốn một lượng thức ăn kha khá. Việc chăm sóc, vệ sinh khu nuôi nhím cũng rất vất vả. Xót nhất là để phát triển quy mô đàn nhím sinh sản lên đến vài chục con, gia đình ông đã bỏ ra nhiều công sức, ngoài số tiền tích lũy, dành dụm, ông còn vay nợ ngân hàng lên đến hàng trăm triệu đồng. Nay không bán được nhím, gia đình ông lâm vào tình cảnh khốn đốn bởi kỳ hạn trả nợ ngân hàng đã cận kề, “đầu ra” nhím giống còn trong bế tắc.

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Đà Bắc có hơn 60 hộ nuôi nhốt nhím với số lượng nhím vào khoảng trên, dưới 1.000 con. Tập trung nhiều nhất ở thị trấn Đà Bắc với khoảng hơn 40 hộ, gần 700 con nhím. Theo ông Phạm Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đà Bắc, nghề nuôi nhím hình thành và dần phát triển quy mô tại đây từ những năm 2004, 2005. Ở các tiểu khu Thạch Lý, Liên Phương, Đoàn Kết, thôn Mu… không khó gì tìm gặp những ông chủ chăn nuôi nhím với quy mô lớn, số lượng đàn lên tới vài chục con.  Trước đây, với mỗi cặp nhím giống được bán đi, hộ chăn nuôi thu lãi cả chục triệu đồng. Vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn nhanh nên ngày càng có nhiều hộ chăn nuôi nhím đặc sản, không ít hộ chấp nhận vay lãi ngân hàng để mở rộng quy mô đàn. Nhưng nay, việc cung ứng ra thị trường không còn suôn sẻ nữa, nhiều hộ bỗng nhiên vướng vào cảnh nợ nần.

 

Gia đình bà Hằng ở tiểu khu Liên Phương cũng chung cảnh “đứng ngồi không yên” vì “đầu ra” nhím bế tắc. Từ đầu năm đến nay, đàn nhím nuôi nhốt của gia đình bà đã tăng thêm mấy cặp. Các cặp nhím đã đến tuổi xuất bán ra thị trường nhưng mặc cho bà nôn nóng, mỏi mòn vẫn không thấy khách hàng đến hỏi han, đặt vấn đề. Chuồng trại chăn nuôi ngày càng trở nên chật chội bởi nhím không xuất được, đàn sinh sản mạnh. Bà Hằng cho biết: Có khoảng chục hộ ở thị trấn Đà Bắc nuôi nhốt nhím lâu năm, trước có vay mượn để đầu tư nhưng sau đã kéo lại được vốn, giờ chủ yếu thu lãi. Còn lại là số hộ mới nuôi nhím được vài ba năm, vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, chi phí thức ăn đã nhiều, giá thành mỗi cặp nhím giống lại cao nên trong lúc này, khó khăn, nợ nần càng thêm chồng chất.

 

Được biết, lâu nay, các hộ chăn nuôi nhím đặc sản ở huyện Đà Bắc cung cấp nhím giống là chủ yếu. Thường thì các hộ xuất cho các mối hàng ở trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên, nghề nuôi nhím sinh sản sau một thời gian phát triển ồ ạt đã trở nên bão hòa ảnh hưởng đến sức cung ứng ra thị trường và giá cả. Không riêng giá nhím giống mà cả giá nhím thịt đặc sản cũng “rớt” còn 400 – 500.000 đồng/kg (so với trước đây có giá từ 1 – 1,1 triệu đồng/kg). Bài học “đầu ra” nhím đặc sản ở huyện Đà Bắc nhắc nhở các hộ chăn nuôi khác thận trọng hơn khi khởi nghiệp gây, nuôi nhím giống cũng như một số loài đặc sản, động vật quý hiếm khác.

 

                                                                     

 

                                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục