Tăng lương tối thiểu, NLĐ sẽ yên tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T

Tăng lương tối thiểu, NLĐ sẽ yên tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T

Từ ngày 1.10.2011, mức lương tối thiểu của vùng 1 sẽ tăng lên là 2.000.000đ/tháng. Mức tăng trên đã có tác động rất lớn và cải thiện thu nhập của đa phần người lao động (NLĐ), song lại đòi hỏi các DN phải tìm nguồn tài chính để đáp ứng yêu cầu này. Ngay từ bây giờ, các DN đang phải tìm cách vượt khó.

Cải thiện thu nhập cho NLĐ

Theo quyết định của Chính phủ, mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng và sẽ sáp nhập lương tối thiểu trong tất cả các loại hình DN (không phân biệt loại hình DN trong nước và FDI như trước đây) với mức lương tối thiểu của vùng 1 sẽ là 2.000.000đ/người/tháng.

Theo đánh giá của đại diện Tổng LĐLĐVN thì mức lương này cơ bản đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ. Đặc biệt là việc xóa ranh giới lương tối thiểu giữa các loại hình DN đã góp phần cải thiện thu nhập nói chung cho NLĐ trên toàn quốc. Đồng thời đưa mức lương tối thiểu của VN đạt mức cận tương đương với nhiều quốc gia trong khu vực.

Trên thực tế, hiện nay nhiều DN đã trả cho NLĐ với mức lương khá cao, ngoài ra thu nhập của họ còn được tính thêm các khoản phụ cấp và tiền làm thêm giờ, tiền thưởng năng suất... Tuy nhiên ở nhiều DN, mức lương tối thiểu vẫn chưa thực sự đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ. Vì thế các chuyên gia kinh tế và Tổng LĐLĐVN cho rằng việc tăng lương, đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ sẽ giảm được đình công. Qua đó tạo điều kiện cho NLĐ sẽ gắn bó với DN hơn, tránh được tình trạng thiếu nhân công do NLĐ nghỉ việc, nhảy việc.

Tuy nhiên trước thời điểm tăng lương, số đông NLĐ và cộng đồng DN cho biết, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho NLĐ là một tín hiệu tốt, nhưng cũng cần có các quyết sách để bình ổn giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thực phẩm để tránh việc “giá chạy theo lương”. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp kiểm soát DN, tránh tình trạng do tăng lương nên các DN ép năng suất và thời gian làm việc đối với NLĐ.

Gỡ khó để cùng vượt khó

Phải khẳng định rằng, việc tăng lương đã tạo nên không khí phấn khởi cho NLĐ, nhưng cũng tạo áp lực lên cộng đồng DN. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng lương cho NLĐ trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, lãi suất cao... khiến cho DN nặng gánh. Tuy nhiên theo Bộ LĐTBXH, mức tăng lương đúng là khiến chi phí đầu vào của các DN trong nước tăng cao hơn. Song tác động này là không lớn và cũng chỉ tác động ở mức tăng 0,4% - 0,5% chi phí đầu vào của số đông DN. Riêng khối các DN có đông công nhân như may mặc, da giày thì tác động này sẽ cao hơn.

Tuy nhiên cũng như số đông NLĐ, cộng đồng DN kiến nghị Chính phủ và cơ quan quản lý cần giám sát thị trường, tránh việc “giá chạy theo lương”. Bởi nếu không làm tốt biện pháp này thì sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn là giá tăng - NLĐ lại đòi tăng lương - DN lại gặp khó khăn... Bên cạnh đó, DN cho rằng mặt bằng lãi suất cần tiếp tục điều chỉnh giảm. Các ý kiến thẳng thắn phân tích là thay vì phải trả lãi suất cao, nguồn tiền này nếu được phân chia cho NLĐ thì hiệu quả hơn nhiều cho cả nền kinh tế lẫn hiệu quả xã hội.

Cùng với những đề xuất này, đại diện VCCI cũng khuyến cáo cộng đồng DN cần tăng cường ứng dụng KHCN, quản trị DN để tiết giảm chi phí. Thực tế là nếu làm tốt công tác này, DN hoàn toàn có thể tiết kiệm đáng kể. Về vấn đề này, nhiều DN cho biết đúng là đã đến lúc các DN cần tự cải thiện điều kiện lao động, quản trị sản xuất kinh doanh của mình, trong đó các yếu tố có thể tiết kiệm là xăng dầu, điện, chi phí hành chính...

Với khối DN sử dụng nhiều NLĐ phổ thông, mong muốn của DN là nên để NLĐ và DN thỏa thuận việc trả lương, hoặc có cơ chế “thời gian học nghề” vì hiện nay phần lớn NLĐ chưa qua đào tạo, do vậy năng suất LĐ rất thấp. Nếu việc trả lương cào bằng thì sẽ khó khăn cho DN.   
 
 
                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục