Ngay sau khi triển khai chương trình bình ổn quanh năm đối với 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vào năm 2010, TPHCM cũng đề ra hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện bình ổn hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đề án, chiến lược tạo nguồn, sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm sạch hiện nay, căn cứ nhu cầu tiêu dùng thực tế của TP, lấy chương trình bình ổn thị trường làm cơ sở, TPHCM đã hình thành chính sách hợp tác, hình thành vành đai cung cấp thực phẩm an toàn.

  • Chiến lược kép
Mua thịt heo tại cửa hàng Vissan bán hàng bình ổn giá ở quận 12. Ảnh: Cao Thăng

Để thực hiện được chiến lược này, TPHCM đã mời gọi các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế của TP hoặc của các tỉnh thành lân cận tham gia, với điều kiện phải có đầy đủ các chức năng và năng lực về tài chính, mạng lưới phân phối, có phương án đầu tư hoặc liên kết nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa với số lượng lớn. Bước tiếp theo, TP đã xác định vùng trọng điểm liên kết, dựa trên thế mạnh của các địa phương trong sản xuất, cung ứng hàng nông sản thực phẩm đã và đang cung ứng cho thị trường TP để giao cho từng DN triển khai. Cụ thể, đối với thịt gia súc, thịt và trứng gia cầm, gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp; rau củ quả Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang và TPHCM; thủy hải sản gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Khánh Hòa…

  • Gắn với chính sách hỗ trợ

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng, TPHCM là thị trường có mật độ dân số đông, đặc biệt, mức tiêu thụ và lưu chuyển hàng hóa cũng lớn nhất nước. Do vậy, việc liên kết, phát triển vùng nguyên liệu không chỉ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ của người dân TP, mà còn là nơi trung chuyển hàng hóa đến các tỉnh khác của cả nước. Để thực hiện triển khai song song nhiều chương trình, TP cũng đã giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành trong việc lập kế hoạch, xác định cơ chế hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành từ đó ban hành quy chế phối hợp thực hiện.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng cũng cho rằng, để thực hiện hiệu quả, TP trông chờ vào nỗ lực của DN, cần có sự chung sức, hỗ trợ, thông qua cơ chế, chính sách thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi 3 bên: nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Chẳng hạn, để phát triển được vùng chăn nuôi, cần có sự đầu tư về chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, cũng như xây dựng bộ tiêu chuẩn và điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, chuỗi phân phối, quy trình kiểm tra, kiểm soát,…

Cùng với đó, TPHCM cũng đã ban hành các quyết định quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2011-2015. Đây là cơ sở để các DN tham gia các dự án được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất sạch, kỹ thuật cao, nuôi trồng cây, con giống,…

Nhằm phát triển đầu ra cho các dự án, chương trình, UBND TP chỉ đạo Ban chỉ đạo 09 và UBND các quận, huyện rà soát mặt bằng trong khu dân cư, quầy sạp tại các chợ truyền thống còn bỏ trống hoặc sử dụng sai công năng, kém hiệu quả để giới thiệu cho DN đầu tư, mở siêu thị, cửa hàng hoặc điểm bán hàng bình ổn. TP từng bước hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến lưu thông, giảm bớt trung gian nhằm đảm bảo giá thành luôn thấp hơn 10% so với thị trường.

Ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, nhìn nhận, với việc triển khai các đề án, chương trình phát triển vành đai cung ứng nguồn hàng, TPHCM đã và đang tiến dần đến việc gắn kết bền vững giữa các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Cách làm này sẽ giúp cho nguồn cung hàng hóa trên thị trường được duy trì ổn định; thị trường sẽ không xảy ra thiếu hàng cục bộ; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Nếu phối hợp và triển khai tốt sẽ giảm được chi phí dự trữ trong từng khâu, tạo thuận lợi rất lớn cho công tác bình ổn thị trường mà TPHCM đã và đang triển khai rất thành công. Mô hình này rất cần được nhân rộng tại nhiều địa phương.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, các đề án, chương trình hiện nay TP đang triển khai thực hiện, gồm: Chiến lược phát triển chăn nuôi phục vụ công tác bình ổn giá thực phẩm của TP giai đoạn 2008-2010, định hướng 2015; Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020; Đề án xây dựng mô hình điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn tại TP; Phương án liên kết tạo vùng nguyên liệu trong chăn nuôi đến năm 2015; Kế hoạch xây dựng mô hình điểm phân phối tập trung các mặt hàng bình ổn trên địa bàn TP và Đề án phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ. Riêng chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012 chỉ là một trong chương trình nhánh trong số các đề án đang được thực hiện.

 

                                                                                 Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục