Nông dân khu Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà đưa nước vào chân ruộng sau thu hoạch để thực hiện canh tác lúa + cá.

Nông dân khu Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà đưa nước vào chân ruộng sau thu hoạch để thực hiện canh tác lúa + cá.

(HBĐT) - Bà Trần Thị Thếp, khuyến nông viên thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) cho biết: Đặc điểm nổi bật của mô hình canh tác lúa + cá là kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát huy sự tương tác của sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế cho những phần diện tích lúa kém hiệu quả.

 

Qua thực tế áp dụng, chúng tôi nhận thấy đây là phương thức canh tác đơn giản, phù hợp với điều kiện khó khăn của thị trấn, hơn nữa còn mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Chính vì vậy, gần 10 năm nay, mô hình này vẫn được nhiều hộ nông dân áp dụng. Hiện, toàn thị trấn có khoảng 55 ha được duy trì thường xuyên để canh tác lúa + cá.  

Thị trấn Thanh Hà có hơn 270 ha đất nông nghiệp, số hộ làm nông nghiệp khoảng 180 hộ dân. Nhìn chung, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi  khá bấp bênh do điều kiện SX hạn chế về nhiều mặt. Với mô hình canh tác (quảng canh và thâm canh) lúa + cá, ngoài việc sử dụng được lợi thế về nguồn nước mương sẵn có xung quanh các chân ruộng, ưu điểm nổi bật là người dân tận dụng được các phần diện tích chân ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả để thực hiện nuôi thả các loại cá cho thu nhập cao như: rô phi, trôi, trắm... Đặc biệt, khi thâm canh lúa + cá kết hợp, do cá nuôi ở ruộng lúa, cá sẽ sục bùn để tìm mồi ở đáy ruộng, đảo dinh dưỡng từ nền đáy ruộng lúa, diệt cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh hại lúa, đồng thời phân cá thải ra làm đất ruộng lúa có thêm dinh dưỡng. Những tác động này rõ ràng là rất tốt đối với những chân ruộng trũng, tạo nhiều thuận lợi cho SX vụ chiêm - xuân vốn là vụ lúa chính trong một năm SXNN.

Khuyến nông viên Trần Thị Thếp trao đổi: Sau khi thu hoạch lúa vụ chiêm - xuân, thường thì đến tháng 6, người dân sẽ đưa cá vào ruộng để thực hiện mô hình lúa + cá. Đến tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch cá, năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Như vậy, trên cùng một đơn vị diện tích, thay vì chỉ trồng một vụ lúa chiêm - xuân như trước kia, các hộ dân áp dụng mô hình lúa + cá đã thực hiện canh tác một vụ lúa + một vụ cá kết hợp với chăn nuôi trên bờ, mang lại thu nhập cao hơn trước. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Bạch Công Thắng (khu Thanh Sơn) với quy mô kinh tế trang trại khá lớn, ông dành 2 ha để thâm canh lúa + cá, trừ chi phí đầu tư, thu nhập của gia đình ông đạt khoảng 100 triệu đồng/ năm. “Hiệu quả kinh tế cao và bền vững sẽ là động lực để các hộ nông dân thị trấn Thanh Hà tiếp tục duy trì thành công mô hình canh tác lúa + cá” -  bà Trần Thị Thếp khẳng định.

 

                                                                            Phan Anh

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục