Khẳng định việc sáp nhập và hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức đưa quan điểm khuyến khích hoạt động trên đây theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Dễ bị tổn thương

Con số thống kê của NHNN tính đến cuối năm 2010 cho thấy, hệ thống ngân hàng (NH) hiện có đến 52 ngân hàng thương mại (NHTM), 51 chi nhánh NH nước ngoài, 31 TCTD phi NH, 1 quỹ tín dụng nhân dân TƯ, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và thêm 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Với mạng lưới lớn và cấu trúc đa dạng về loại hình sở hữu, tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NH cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân hơn 29%/năm và đến cuối năm 2010 tương đương khoảng 116% GDP. “Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển KTXH, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống NH là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô” – NHNN đưa nhận định.

Song đằng sau bức tranh tăng trưởng vượt bậc nói trên, nội tại hệ thống TCTD cũng còn những bất cập như năng lực tài chính khiêm tốn, chất lượng quản trị, điều hành còn hạn chế. Sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn và lợi nhuận chủ yếu mới chỉ từ hoạt động tín dụng. Với một số lượng các TCTD không nhỏ kể trên, cùng với mạng lưới hoạt động chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD, gây áp lực đến lợi nhuận và qua đó tạo sức ép buộc các TCTD chấp nhận mức rủi ro cao, đe dọa đến an toàn hệ thống. NHNN cho rằng, những yếu kém trên tồn tại từ lâu làm cho hoạt động của hệ thống thiếu tính ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an toàn và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh và thị trường trong nước, quốc tế biến động bất lợi.

Bao nhiêu là đủ?

Cơ cấu lại hệ thống NH theo hướng sáp nhập, hợp nhất là yêu cầu tất yếu và theo Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình, nguyên tắc đầu tiên của quá trình tái cơ cấu NH là không phân biệt quy mô của NH nhưng vấn đề quan trọng nhất là NH đang tồn tại phải hoạt động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả. Việc cơ cấu hướng đến đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống và việc sáp nhập, hợp nhất sẽ được thực theo nguyên tắc tự nguyện, có lộ trình thích hợp cho cả quá trình tái cơ cấu và căn cứ vào đặc điểm của NH cụ thể sẽ có hình thức và biện pháp hợp lý. “Xu hướng sáp nhập, hợp nhất có thể xảy ra giữa các NH lớn với nhau, giữa NH lớn và NH nhỏ hay giữa các NH nhỏ với nhau” – cũng theo NHNN, cơ quan này sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho các NH có nguyện vọng sáp nhập, hợp nhất.

Song cho đến nay, đề án tái cơ cấu NH vẫn đang trong quá trình được NHNN xây dựng dù rằng cơ sở pháp lý quy định chi tiết việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD được NHNN ban hành từ giữa tháng 2.2011 trong thông tư số 04. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo đó có thể sẽ được thực hiện theo một lộ trình dài trong ít nhất 5 năm tới. Dẫu vậy như nguyên tắc mà NHNN đưa ra, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, tái cấu trúc không hẳn nhắm vào các NHTM nhỏ mà có thể tập trung vào những NH có tỉ lệ nợ xấu vượt quá 5%, là đối tượng phải tập trung tái cấu trúc lại tài chính cũng như các định chế quản lý tài chính như quản trị rủi ro.

Cũng theo TS Lê Xuân Nghĩa, những NH nhỏ nhưng khỏe không phải là đối tượng phải tái cấu trúc, bởi các NH này cũng có phân khúc khách hàng riêng. Ngược lại, những ngân hàng nhỏ nhưng yếu kém thì buộc phải giải thể, phá sản. Còn theo nguyên Thống đốc NHNN – ông Lê Đức Thúy, tái cơ cấu hệ thống NH là vấn đề nhạy cảm nên trước hết cần phải lành mạnh tài chính hệ thống, ngăn chặn nợ xấu và không để đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát. Sau đó mới tính đến việc có tiến hành sáp nhập hay giải thể không, thực hiện với ngân hàng nào và bằng hình thức, biện pháp nào. Theo đó tùy từng NH sẽ có sự tái cơ cấu khác nhau.

 

                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục