Tình trạng họp chợ lấn đường QL 6 tại ngã ba thị trấn Mường Khến (Tân Lạc).

Tình trạng họp chợ lấn đường QL 6 tại ngã ba thị trấn Mường Khến (Tân Lạc).

(HBĐT) - Trên dọc tuyến QL 6 chạy qua địa bàn tỉnh ta hiện nay đang tồn tại một số chợ lớn họp ven đường như chợ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), chợ Bãi Nai, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn), chợ thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), chợ thị trấn Mường Khến và chợ Lồ (xã Phong Phú (Tân Lạc). Với nỗ lực của chính quyền các địa phương, hiện, tình hình họp chợ lấn đường quốc lộ tại địa bàn huyện Lương Sơn, Cao Phong đã được cải thiện. Tuy nhiên, tại huyện Kỳ Sơn và Tân Lạc, tình trạng này vẫn đang diễn ra khá phổ biến.

 

Sáng thứ năm hàng tuần là ngày họp chợ của chợ Bãi Nai (Kỳ Sơn). Hiện, chợ là nơi giao lưu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân cụm 5 xã: Dân Hạ, Mông Hoá, Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang. Mỗi tuần chỉ có một phiên chính, do vậy, nhu cầu mua sắm, giao lưu hàng hoá của người dân dồn vào ngày chợ này khá lớn. Trong khi đó, chợ Bãi Nai chỉ là một dãy kiốt ven đường, được xây dựng từ lâu, diện tích nhỏ hẹp, đã xuống cấp. Do đó, việc các tiểu thương bày bán hàng dọc hai bên QL 6, tràn xuống cả lòng đường là điều khó tránh khỏi. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Đăng Dung, Chủ tịch UBND xã Mông Hoá trăn trở: Đời sống của người dân đi lên, nhu cầu mua bán nhiều, quy mô chợ cũng vì thế mà ngày càng mở rộng. Hiện nay, ngoài số tiểu thương bán hàng tại các kiốt hoặc tại nhà, hàng ngày, chợ Mông Hoá có khoảng gần 30 tiểu thương bán hàng thường xuyên nhưng không có kiôt phải rải bạt bày hàng dưới dất. Ngày chợ, số người bán hàng phải trên 100, họ bày bán hàng dọc theo hai bên QL 6.  

Vì hàng bày bán ngay cạnh đường nên người dân đều không có khái niệm gửi xe khi vào chợ mà cứ đi xe dọc theo lề đường, tiện đâu dừng đó để mua bán dẫn đến tình trạng ách tắc, nhốn nháo, gây cản trở giao thông, nhất là vào dịp Tết. Chợ họp kéo dài ven đường dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông trên tuyến QL 6 đoạn qua khu vực này càng thêm nghiêm trọng. Điều đáng nói, nếu đi theo hướng từ Hà Nội lên Hoà Bình, chợ Bãi Nai lại nằm ngay ở vị trí chân một con dốc dài. Chị Nguyễn Thị Hà, tiểu thương buôn bán tại chợ Bãi Nai vẫn còn chưa hết bàng hoàng: Không có chỗ bán hàng nên chúng tôi phải rải bạt bán cạnh đường, cũng tiện cho bà con đến mua. Nhưng ngồi bán ngay sát mép đường này cũng lo lắm. Hồi đầu tháng 6 vừa rồi có một chiếc ôtô mất phanh đã lao vào khu vực chợ nhưng rất may hôm đó không phải là ngày chợ nên đã không có tai nạn đáng tiếc xảy ra.  

Cùng chung thực trạng với chợ Bãi Nai là chợ thị trấn Mường Khến và chợ Lồ (Tân Lạc). Chợ thị trấn Mường Khến họp tại ngã ba Mãn Đức vào sáng chủ nhật hàng tuần cũng thường xuyên diễn ra hiện tượng người dân do không có chỗ ngồi nên bày bán hàng tràn xuống lòng đường. Đặc biệt đây lại là khu vực ngã ba giao lưu giữa QL 6 và đường 12 nên lưu lượng xe qua lại rất đông. Nếu như chợ Bãi Nai và chợ thị trấn Mường Khến tràn xuống đường QL 6 vì không có đủ kiốt, quầy hàng cho tiểu thương thì chợ Lồ lại tràn ra đường chỉ vì nhu cầu tiện lợi. Mặc dù đã có chợ, có chỗ ngồi nhưng tại chợ Lồ vẫn diễn ra phổ biến tình trạng mua bán ven đường gây ách tắc giao thông. Người bán cứ cố tràn ra đường, chen chúc bày bán hàng tại vị trí người mua dễ quan sát thấy trong khi những gian hàng trong chợ thì bỏ không.

Gây ách tắc giao thông, xô xát vì tranh giành chỗ ngồi, rác thải không được thu gom gây ô nhiễm môi trường, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không có các hệ thống phòng - chống cháy, nổ là thực trạng đáng lo tại các chợ ven tuyến QL 6 trên địa bàn tỉnh ta hiện nay. Điều đáng nói là thực tế này đã tồn tại từ nhiều năm nay, gây bức xúc trong nhân dân nhưng chưa được quan tâm, giải quyết dứt điểm. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chính quyền huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc đã có kế hoạch quy hoạch chợ tạm để di dời các điểm họp chợ ven tuyến QL 6 gây ách tắc giao thông này. Tuy nhiên, kế hoạch này được thực hiện và đạt hiệu quả đến đâu? Người dân đang chờ đợi những việc làm cụ thể và trách nhiệm của chính quyền các địa phương.

 

                                                                                   Dương Liễu 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục