Nhóm ngân hàng tham gia bình ổn đã tăng cường bán vàng ra thị trường, chênh lệch giá trong nước và thế giới được rút ngắn rõ rệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chiều qua (22-11), giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn gây bất ngờ khi lao dốc mạnh, giảm tới gần 1 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới đang phục hồi.

Đầu giờ sáng nay (23-11), thị trường lại chứng kiến hiện tượng “đại hạ giá” của vàng SJC, khi mức giá giảm thêm tại Tp.HCM là 50.000 đồng/lượng. Đáng chú ý là có sự “đảo chiều” khi giá vàng SJC lại thấp hơn các loại vàng khác trên dưới 400.000 đồng/lượng.

Một điểm khác nữa là với diễn biến từ chiều qua đến đầu giờ sáng nay, giá vàng SJC đã rút ngắn khoảng chênh với giá thế giới, chỉ còn cao hơn khoảng 600.000 đồng/lượng tính theo giá quy đổi. SJC hiện chiếm khoảng 90% thị phần vàng miếng trong nước nên diễn biến đó có tính phản ánh chung cho cả thị trường.

Theo đó, sau một thời gian dài, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới hiện đã được thu hẹp rõ rệt. Trong tháng 9 và đầu tháng 10/2011, giá vàng trong nước có những thời điểm cao hơn thế giới trên dưới 4 triệu đồng/lượng. Thậm chí ngay đầu giờ sáng qua, mức chênh đó lên tới gần 2 triệu đồng/lượng. Và nay theo giá SJC, chênh lệch đó chỉ còn khoảng 600.000 đồng/lượng.

Chênh lệch giá đã được thu hẹp, thị trường vàng đang được bình ổn rõ rệt trong những ngày này. Điều này được lý giải không chỉ ở thông tin thêm của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra đầu tuần (liên quan đến nội dung dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng), mà ở sự tổng lực của nhóm ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường.

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại trong nhóm trên cho biết, hiện các thành viên trong nhóm đang thực hiện “đợt hai”, tăng cường bán vàng ra để thu hẹp chênh lệch giá và bình ổn thị trường, theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Đây được xem là một nguyên nhân chính khiến giá vàng SJC có sự điều chỉnh mạnh vừa qua.

Trước đó, ngày 6-10-2011, Ngân hàng Nhà nước đã mở lại cơ chế cho phép 5 ngân hàng thương mại đủ điều kiện được chuyển đổi một phần số vàng huy động, giữ hộ (vàng tồn quỹ) thành tiền để bổ sung nguồn cung vàng trên thị trường trong nước và được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Nhóm này cùng với SJC hợp lực để tham gia bình ổn thị trường.

Đầu tháng 10-2011, với cơ chế trên cùng sự vào cuộc của 5 ngân hàng thương mại này, chênh lệch giá vàng trong nước cũng đã được rút ngắn từ trên dưới 4 triệu đồng/lượng trước đó xuống còn từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, phải đến “đợt hai” này, chênh lệch đó mới thực sự được rút ngắn.

Tổng giám đốc ngân hàng trên cho biết, trong đợt đầu tham gia bình ổn, ngân hàng ông bị lỗ đáng kể khi bán ra với giá quanh mốc 43 triệu đồng/lượng và sau đó giá vàng nhanh chóng lên mốc 45,5 - 46,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sự cân đối ở tài khoản vàng ở nước ngoài đã có sự bù đắp lại, như một sự bảo hiểm giá mà cơ chế vàng tài khoản mang lại.

Trong hoạt động này, một lợi ích được đặt ra là các ngân hàng tham gia bình ổn được cơ chế chuyển đổi vàng sang VND, vừa tăng cung vàng cho thị trường vừa có vốn VND để kinh doanh. Tuy nhiên, lợi ích này được giải thích là vì mục tiêu chung bình ổn thị trường vàng; mặt khác, với cơ chế đó, một lượng vốn lớn nằm trong vàng đã được chuyển hóa, trở thành nguồn lực năng động hơn trong nền kinh tế.

 

                                                                   Theo Báo TienPhong

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục