Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) kiểm tra tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai tây nhằm kịp thời khống chế mức độ gây hại.

Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) kiểm tra tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai tây nhằm kịp thời khống chế mức độ gây hại.

(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật sau khi theo dõi tình hình sâu bệnh trên một số loại cây trồng vụ đông năm nay. Cảnh báo mức độ gây hại của các bệnh đáng lưu ý như sương mai, đốm lá, lở cổ rễ, sâu, rệp… ngành chức năng cho rằng cần kịp thời triển khai các biện pháp diệt trừ sâu bệnh, tránh tâm lý chủ quan làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng vụ đông.

 

Đến đầu tháng 12, toàn tỉnh đã gieo trồng trên 3.000 ha rau, đậu thực phẩm, ngoài ra còn có gần 1.000 ha cây trồng khác như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, dưa chuột, đậu tương… Nhìn chung, cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay tập trung vào các nhóm rau đông như: rau họ thập tự, rau họ đậu, rau họ bầu bí. Qua theo dõi của ngành chức năng, đây là thời điểm nhiều loại rau đang phát triển rộ và sắp cho thu hoạch. Cụ thể: Các loại rau họ thập tự trà sớm đang phát triển thân lá, bắt đầu cho thu hoạch; đậu các loại đại trà đang ra hoa, đậu quả, trà muộn phát triển thân lá; dưa chuột đại trà đang phát triển thân lá, ra hoa, trà sớm đang cho thu hoạch; cà chua trà sớm đang phát triển quả, sắp cho thu hoạch, cà chua đại trà ra hoa, đậu quả; khoai tây đại trà phát triển thân lá, hình thành củ…

 

Về diễn biến của các loài sâu bệnh hại trên cây trồng vụ đông, Chi cục BVTV nêu rõ: Trên cây rau họ thập tự xuất hiện bọ nhảy với tỷ lệ hại phổ biến 3-5 con/m2; sâu xanh có mật độ phổ biến 1-2 con/m2; sâu khoang, sâu nhộng, sâu tơ, rệp tỷ lệ hại phổ biến 3-6 con/số cây. Ngoài ra còn xuất hiện bệnh thối nhũn hại cục bộ từng ruộng, bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ tỷ lệ hại 0,5-2% số cây. Trên các loại cây rau họ đậu có bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai, sâu đục quả, sâu ăn lá, bệnh đốm lá. Trên cây rau họ bầu bí có bọ bầu vàng, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai hại nhẹ. Trên cây rau họ cà có bệnh héo xanh, xoăn lá cà chua… Thời gian từ nay đến cuối tháng 12, dự báo chuột sẽ tiếp tục gây hại trên các cây rau màu và cây trồng cạn; bọ nhảy, rệp, sâu, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn tiếp tục hại trên rau thập tự giai đoạn phát triển thân lá – thu hoạch; bệnh xoăn lá, sương mai, phấn trắng, sâu đục thân tiếp tục xuất hiện và gây hại trên bầu bí, cà chua, khoai tây; nhện đỏ, nhện trắng, bệnh héo xanh vi khuẩn xuất hiện trên khoai tây trà sớm; Sâu đục quả, sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt hại tăng trên đậu đỗ; bệnh sương mai, giả sương mai hại tăng trên dưa chuột… Trước tình hình trên, Chi cục BVTV khuyến cáo bà con nông dân cần triển khai các biện pháp cần thiết nhằm khống chế mức độ gây hại của sâu bệnh, tránh tâm lý chủ quan làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng vụ đông. 

Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV trao đổi: Tuy mức độ gây hại chưa đáng kể nhưng bà con nông dân không vì thế mà chủ quan, trong khâu phòng trừ sâu bệnh. Đây là thời điểm bà con cần tích cực chăm sóc, bón phân cho các cây rau màu vụ đông, đồng thời theo dõi sự xuất hiện, gây hại của các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng cạn khác. Đặc biệt, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ tại những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Nên kiểm tra nguồn bệnh trên lúa chét, gốc rạ, khi phát hiện cần nhổ bỏ và tiêu hủy ngay những cây bị bệnh, thống kê diện tích nhiễm và thông báo kịp thời về Chi cục BVTV. Ngoài ra, đối với những chân đất không sản xuất vụ đông, cần tranh thủ cày ải để cải thiện kết cấu đất, hạn chế tàn dư sâu bệnh, lưu ý cày lật gốc rạ để tiêu diệt nguồn sâu bệnh qua đông, đồng thời thu dọn tàn dư, ký chủ phụ sau thu hoạch, phát quang bờ bụi, vợt bắt bằng phương pháp thủ công để tiêu diệt nguồn bọ xít qua đông ./.

 

                                                                        Thu Trang

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục