Công tình kênh mương ở xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã giúp bà con nâng cao hiệu quả canh tác đất giúp xói đói giảm nghèo ở đại phương.

Công tình kênh mương ở xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã giúp bà con nâng cao hiệu quả canh tác đất giúp xói đói giảm nghèo ở đại phương.

(HBĐT) - Những năm trước, hơn 300 m2 ruộng của gia đình anh Quách Văn Thản ở xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) thường xuyên bị thiếu nước. Mương dẫn nước cứ hết mùa mưa là hết nước. Mỗi năm ruộng nhà anh chỉ cấy được 1 vụ. Năm nào nhiều nước cấy được 2 vụ nhưng năng suất thấp, thóc không đủ ăn. 94 hộ gia đình ở xóm Đồi Cả cũng như gia đình anh.

 

Khi triển khai dự án giảm nghèo giai đoạn II quyết định đầu tư cho xóm một công trình với mức đầu tư gần 100 triệu đồng. Trong buổi họp,  cả xóm đều thống nhất là xây dựng con mương để dẫn nước tưới cho 25 ha ruộng của xóm. Anh Thản cho biết: Hôm làm đường mương, cả xóm vui lắm, vui vì được con mương dẫn nước tưới quanh năm, vui vì thanh niên xóm có thêm việc làm, thu nhập, vừa được làm, vừa được giám sát. Mình làm tốt thì mình hưởng. Từ ngày có mương, nước lúc nào cũng đầy ắp. Nhà nào cũng cấy thêm được 1 vụ lúa nữa. Vụ đông năm nay, sau khi gặt lúa xong, có hộ đã trồng thử rau đông. Bây giờ lên tốt lắm. Nhiều người bảo sang năm họ cũng trồng rau đông vừa có rau ăn, vừa thêm thu nhập, khi làm đất cấy vụ sau cũng nhàn hơn. Có mương dẫn nước nên lúa lúc nào cũng no nước, năng suất cao hơn hẳn. Hơn 300 m2 ruộng lúa nhà mình những năm trước không bao giờ nghĩ đến năng suất gần 2 tạ thóc, thế mà năm nay mình làm được đấy.

 

Chị Quách Thị Mai, Phó ban dự án giảm nghèo xã Mỹ Thành cho biết: Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, xã Mỹ Thành được làm chủ đầu tư 5 tiểu dự án với mức đầu tư gần 100 triệu đồng, chủ yếu đầu tư xây dựng kiên cố mương dẫn nước tưới cho 5 xã. ở những xã này do địa hình đồi núi, việc canh tác lúa còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu nước trầm trọng trong mùa khô hạn. Do vậy, bà con mong muốn có công trình dẫn nước kiên cố nên khi triển khai dự án này, các hộ nhất trí và được nhiều người ủng hộ.

 

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 triển khai ở 7 xã khó khăn của huyện Lạc Sơn, tổng nguồn vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng. Các hợp phần đầu tư chủ yếu tập trung xây mương, bai, làm đường giao thông, sinh kế, tăng cường năng lực cán bộ xã... Nhiều công trình mương bai được đầu tư từ nguồn vốn của dự án giảm nghèo đã giúp bà con chủ động nguồn nước tưới  góp phần đưa diện tích cấy lúa, trồng màu tăng lên. Nhiều xóm bao đời nay không biết trồng vụ đông nay có nguồn nước tưới tích cực phát triển cây vụ đông. Ngoài ra, dự án tạo điều kiện thuận lợi khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương về đất đai, lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở những vùng sâu, xa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Thông qua các mô hình nông nghiệp, đồng bào được tiếp cận với tiến bộ KH -KT và áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Dự án cũng đã giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội mới, nâng cao trình độ dân trí. Đối với cán bộ xã tiếp cận quy trình thủ tục đầu tư nâng cao năng lực quản lý, điều hành các tiểu dự án...

 

ông Vũ Mạnh Thắng, Phó Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện Lạc Sơn cho biết: Trong giai đoạn này những tiểu dự án phát triển ngân sách xã triển khai ở vùng sâu, xa, thời tiết mưa nhiều nên việc vận chuyển nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn. Các BQL của xã do trình độ chuyên môn có hạn nên việc nắm thủ tục, quy trình triển khai còn hạn chế. Các tổ nhóm thi công vẫn còn lúng túng. Nhưng được các cấp, ngành trong huyện, tỉnh ủng hộ đã từng bước tháo gỡ khó khăn. Những công trình, mô hình của dự án giảm nghèo đều do bà con tự lựa chọn nên đảm bảo chất lượng, tiến độ, khi đưa vào sử dụng  phát huy hiệu quả thiết thực, không gây lãng phí công trình, góp phần xoá đói - giảm nghèo cho địa phương.

 

 

                                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục