Người tiêu dùng nông thôn được hưởng chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.

Người tiêu dùng nông thôn được hưởng chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.

(HBĐT) - Đã thành quy luật thị trường, giá cả hàng hóa dịp Tết có xu hướng đẩy lên cao do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm trong nhân dân tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng toàn tỉnh tăng ở mức hai con số, chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn được áp dụng có vai trò đắc lực kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

 

50 tỷ đồng là tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh cho các doanh nghiệp vay dự trữ, kinh doanh hàng hóa với lãi suất bằng 0%. Trong suốt thời gian 4 tháng diễn ra chương trình (từ 1/12/2011 - 31/3/2012), các doanh nghiệp tham gia bình ổn sẽ đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn hàng phục vụ và giá cả theo phương án đã đăng ký, cam kết thực hiện.

 

Nếu thời điểm Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011, chương trình bình ổn thị trường chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố Hòa Bình và một vài huyện lỵ trung tâm, đối tượng thụ hưởng chưa nhiều thì ở Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 này, chương trình đã vươn tới vùng nông thôn, có mặt ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn trong tỉnh, phục vụ đông đảo người dân. Mạng lưới các điểm bán hàng bình ổn giá của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường ngày càng mở mang rộng khắp. Có thể kể đến mạng lưới của Công ty CPTM Định Nhuận gồm 7 điểm bán tại các huyện Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Thủy; mạng lưới của DNTN Phượng Sáng gồm 5 điểm bán tại các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Sơn, Cao Phong; mạng lưới của Công ty TNHH MTV Phương Khương bao gồm 11 điểm bán tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.

 

Bà Bùi Thị Khiết ở xóm Xưa Hạ, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) xởi lởi: Việc mua sắm ngày Tết của gia đình thường dồn vào mấy ngày cuối năm. Thời điểm ấy, hàng hóa nào cũng lên giá hết cả, chất lượng hàng chẳng biết thế nào! Nghe tin có chương trình bình ổn giá thực hiện ở địa phương mình, bà đến đó xem sao thì thấy hàng hóa ở điểm bán bình ổn không những phong phú về chủng loại mà chất lượng lại tốt, giá cả ổn định. Theo bà, một chai nước mắm nhãn Nam Ngư loại 650 ml ở đây được bán với giá 21.000 đồng trong khi ngày thường bà vẫn mua ở cửa hàng tạp hóa gần nhà với giá 23.000 đồng. Còn bà Bùi Thị Vinh ở xóm  Nam Thái, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) tâm sự: Với tình hình thị trường ngày Tết biến động, điểm bán bình ổn tại cửa hàng Minh Nội đoạn thị trấn Hàng Trạm luôn đông nghẹt khách mua bởi đến đây, người tiêu dùng được mua với giá thấp hơn giá thị trường lại không lo hàng giả, hàng nhái.

 

Theo bà Phạm Thị Nhuận,  Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận, tham gia chương trình bình ổn thị trường trước hết là nhiệm vụ chính trị được các doanh nghiệp hết sức coi trọng với mong muốn có thêm nhiều người dân nghèo ở nông thôn được thụ hưởng. Doanh nghiệp đã tổ chức bán tại các điểm từ ngày 5/12/2011 với số lượng, cơ cấu, chủng loại, giá và địa điểm như phương án đăng ký đảm bảo kể cả trong tình huống thị trường biến động, các điểm vẫn duy trì giá bán bình ổn. Đơn cử như nhóm dầu ăn có 19 chủng loại, giá bán dầu ăn simply 45.500 đồng/lít, neptune 44.500 đồng/lít, meizan 43.500 đồng/lít; nhóm bia  nước giải khát có 45 chủng loại, bia Halida giá 164.000 đồng/két, bia Hà Nội giá 188.000 đồng/két, rượu Anh Đào giá 25.000 chai 650 ml, rượu Halico giá 53.000 đồng/can 2 lít; nhóm mì chính,  bột ngọt có 32 loại, mì chính MiWon, Ajinomotor giá dao động từ 24.500 - 25.000 đồng/gói 400g...

 

Đánh giá cao tác dụng của chương trình bình ổn thị trường dịp Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012, ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương cho rằng, với việc giảm chi phí vốn đầu tư lại không phải lo lãi suất, các doanh nghiệp có đủ điều kiện dự trữ nguồn hàng và bán hàng phụ vụ nhân dân với giá bình ổn. Trong tổng số hàng nghìn chủng loại hàng hóa thuộc danh mục hàng bình ổn (lương thực, thực phẩm, dầu ăn các loại, bột ngọt, bánh  mứt  kẹo, rượu, bia, nước giải khát, chè, cà phê), đáng kể có không ít mặt hàng có giá bán thấp hơn từ 5 - 10% giá bán trên thị trường. ông Phó Giám đốc Sở Công thương đồng thời khẳng định: các điểm bán hàng bình ổn chính là điểm đối trọng, góp phần hạn chế tình trạng tùy tiện nâng giá bán của các cửa hàng, hộ kinh doanh trên thị trường. Đặc biệt, người dân khu vực nông thôn, vùng khó khăn sẽ được mua sắm hàng hóa Tết có chất lượng, đảm bảo điều kiện VSATTP với giá bình ổn trong thời gian trước, trong và sau Tết.

 

                                                                            

                                                                                     Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục