Lãi suất cho vay của các NH VN đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Lãi suất cho vay của các NH VN đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Mức sụt giảm kỷ lục của tín dụng trong 3 tháng đầu năm vừa qua phản ánh phần nào thực trạng khó khăn của hàng loạt doanh nghiệp đang phải gánh chịu, mà lãi suất cho vay quá cao được coi là nguyên nhân then chốt.

 

Kỷ lục sụt giảm

Số liệu được Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Ủy ban GSTCQG) công bố cho thấy, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm (tính đến ngày 20.3) ước giảm tới 2,13% so với cuối năm 2011. Theo các đánh giá, đây được coi là mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng âm trong vòng 5 năm trở lại đây. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu vào khi huy động vốn đến cùng thời điểm tăng tới 1,56% so với cuối năm 2011.

Sự tăng mạnh trở lại của nguồn vốn huy động là con số đáng ghi nhận sau quyết định giảm 1% trần lãi suất của NHNN, trong khi huy động vốn trước đó một tháng (tính đến ngày 20.2) giảm 0,62%/năm. Sự lệch pha giữa tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng cho thấy đang có nhiều yếu tố không bình thường.

Có nhiều nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm trong các tháng đầu năm. Báo cáo của Ủy ban GSTCQG chỉ ra rằng, kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều DN xấu đi nghiêm trọng không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn, trong khi các ngân hàng (NH) thận trọng hơn trong chủ trương cấp tín dụng là những nguyên nhân cơ bản. Gốc rễ hơn, nhiều DN đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính do lãi suất quá cao.

Cũng theo tính toán của Ủy ban GSTCQG, tỉ lệ chi phí lãi vay/giá thành của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng từ 2,93% năm 2010 lên 3,61% năm 2011. Tương ứng, tỉ lệ chi phí tài chính/giá thành tăng 4,72% lên 5,56%.

Một trong những điểm đáng chú ý là lãi suất tại VN đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Cụ thể hơn, lãi suất cho vay bình quân tại các nước như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan hay Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng 6,6-10%/năm. Do đó nếu giả định các yếu tố khác không đổi, giá thành các sản phẩm của DN trong nước sẽ cao hơn khoảng 2-2,65% so với DN tại các quốc gia nói trên.

Giải cứu doanh nghiệp

Chính với diễn biến thực tế của tăng trưởng tín dụng các tháng đầu năm và hàng loạt các yếu tố khó khăn trên đây, có nhiều quan ngại về khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-17% như kế hoạch đề ra cho cả năm và theo đó cân đối các mục tiêu vĩ mô có thể sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó để thúc đẩy được tín dụng tăng trưởng trở lại một cách hợp lý và bám sát chỉ tiêu định hướng, cần phải giải được bài toán giảm lãi suất. Ủy ban GSTCQG kiến nghị, cần cân nhắc cơ chế linh hoạt và giải pháp cho vay đối với các DN có tiềm năng nhưng đang phát sinh nợ quá hạn do chịu tác động của bất ổn định kinh tế vĩ mô. Xem xét giải pháp khoanh nợ đối với các DN thuộc lĩnh vực sản xuất thiết yếu để tạo điều kiện DN có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng NH.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng phương án xử lý nợ xấu một cách cơ bản để củng cố thanh khoản một cách bền vững của nền kinh tế. Đồng thời đánh giá lại giới hạn tín dụng phi sản xuất, xem xét cân nhắc bỏ giới hạn tín dụng đối với tiêu dùng.

Thực tế theo một số đánh giá, mặc dù chủ trương hạ lãi suất đang được thực thi quyết liệt, các DN cũng sẽ lựa chọn thời điểm và mức độ hạ nhiệt thực sự đủ để đảm bảo kinh doanh có lãi mới triển khai mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, quý I được cho chưa phải là thời điểm để tăng cường các khoản vay, khi lãi suất thực tế mới hạ nhiệt khoảng 1-2%. Mức tăng thấp của tín dụng 3 tháng đầu năm còn xuất phát từ động thái nghe ngóng chờ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm của các TCTD.

Tuy nhiên theo đánh giá của một tổ chức đầu tư, về vĩ mô trong mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng âm cho thấy độ trễ của chính sách tiền tệ chặt chẽ năm 2011 đang được thu hẹp và thực tế lạm phát đang hạ nhiệt, song tăng trưởng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

“Điều đó đang đặt ra nhu cầu kiểm nghiệm lại các bước đi của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô sao cho việc kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lý phải đi đôi với đảm bảo lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có lợi ích của các DN cũng như mức tăng trưởng kinh tế nói chung” – một tổ chức đầu tư đưa ra nhận định.

 

                                                                        Theo LaoDong

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục