Năng suất thấp, giá thành cao, lại kém an toàn vệ sinh thực phẩm... Có thể nói trái cây VN không chỉ tự “làm yếu” sức cạnh tranh ngay trên sân nhà mà còn rước lấy nguy cơ bị “cấm cửa” trên trường quốc tế.

Ngay cả hội thi trái ngon cũng phát hiện trái cây nhiễm dư lượng thuốc BVTV. Ảnh: L.T
Đó là lời cảnh báo mà các chuyên gia đã phát đi tại Hội thảo “Chuỗi giá trị sản phẩm VAC an toàn 2012” vừa diễn ra ngày 16.4 tại TP.Cao Lãnh.
Tự làm hẹp ngay cửa rộng
TS Võ Mai - Phó Chủ tịch VACVINA - cho biết, trái cây là mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất thế giới với gần 103 tỉ USD/năm, cao hơn 10 lần so lúa gạo, cao su, càphê. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng; trong khi đó, khả năng sản xuất toàn cầu chỉ tăng 2,8%/năm. Với trên 776000ha cây ăn trái (riêng ĐBSCL 285.800ha) và có cả 4 loại trái cây được ưu chuộng nhất thế giới (dứa, xoài, bơ và đu đủ) VN rất có lợi thế “ăn nên làm ra” trên lĩnh vực này. Thế nhưng trên thực tế trái cây VN có vị trí khá khiêm tốn trên trường quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do những bất cập về giá thành, năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm... TS Võ Mai nhấn mạnh: “Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lên đến 30-40%, năng suất chỉ bằng 60% và giá thành cao 5-8 lần so một số quốc gia trong khu vực”... Đáng nói nhất là xoài, mặt hàng “ăn khách” của thế giới, giá thành của VN cao gấp 15 lần. Ngoài ra, có trên 90% hàng xuất khẩu phải mang thương hiệu của người khác... chỉ vì thiếu và yếu trong công tác xây dựng thương hiệu. Việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trên sản phẩm trái cây cũng đang báo động... đỏ.
Thênh thang đường lên phía trước
ThS Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin (Sở NNPTNT Đồng Tháp) - cho rằng: “Chúng ta có rất nhiều cơ hội và hoàn toàn có thể cải thiện tình hình, nhất là với mặt hàng trái xoài”. Bởi theo ThS Tuyên, hiện VN có nhiều thuận lợi hơn so với Philippines cách đây 4 năm. Năm 2008, sản phẩm xoài của Philippines liên tục bị Úc, Nhật, Trung Quốc “cấm cửa” vì vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau đó chính phủ nước này đã tập trung đầu tư trọn gói từ chăm sóc cho đến xử lý sau thu hoạch... nên đến 2010 trở thành quốc gia xuất khẩu xoài đứng hàng thứ 8 thế giới. Theo ThS Tuyên, để giải quyết vấn đề này, quan trọng nhất là cần có cơ chế kích thích. Tại Thái Lan, sau khi có chính sách, Cty P&E Techno đã chi 2.008.097 USD để trang bị máy xử lý hơi nước nóng để duy trì chất lượng xoài trước khi xuất khẩu. Nhờ đó mà Thái Lan trở thành quốc gia dẫn đầu xuất khẩu xoài vào Nhật. Thực tế ở Thái Lan cho thấy, sau khi đầu tư bản hướng dẫn tường tận từ cách gọt vỏ cho đến chế biến, Thái Lan đã vươn lên thành đệ tam anh hào thế giới về xuất khẩu xoài.
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.
Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.