Điểm khai thác đá của Công ty CP Xi măng X18 tại xã  Ngọc Lương (Yên Thủy) xa KDC, việc khai thác đảm bảo an toàn về nổ mìn và môi trường.

Điểm khai thác đá của Công ty CP Xi măng X18 tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy) xa KDC, việc khai thác đảm bảo an toàn về nổ mìn và môi trường.

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có địa hình khá đá dạng, núi đá vôi cao, dốc đứng xen kẽ với đồi, thung lũng và những dải đất bằng dọc theo QL12B. Trên địa bàn có 3 loại khoáng sản có thể khai thác lâu dài là đất sét, than đá, đá vôi dùng trong sản xuất xi măng và đá xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu trong xây dựng, sản xuất, nhiều tổ chức, cá nhân đã xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản tại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Lạc Thịnh, Đoàn Kết, Lạc Hưng, Bảo Hiệu. Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản nói chung, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường nói riêng được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chú trọng.

 

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác than, đất sét sản xuất xi măng, đất phục vụ san lấp mặt bằng. Các hoạt động đó đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Trong năm qua, giá trị công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đạt 146 tỉ đồng, chiếm 66,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Trong đó, xi măng đạt 134 tỉ đồng, đá nghiền 5 tỉ đồng, đá xây dựng 1,4 tỉ đồng, than các loại 1,6 tỉ đồng, gạch bê tông 4 tỉ đồng. Hiện, trên địa bàn có các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản: Công ty CP xi măng X18 khai thác đá vôi, đất sét làm vật liệu sản xuất xi măng. 3 đơn vị khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường gồm doanh nghiệp tư nhân Trung Dũng (từ cuối năm 2011 đến nay ngừng hoạt động), HTX sản xuất vật liệu xây dựng Đại Sơn (đang xin cấp phép khai thác trở lại), Công ty TNHH một thành viên Thanh Kết Hòa Bình (chưa đi vào hoạt động). 2 đơn vị mới được cấp phép chưa tiến hành thăm dò khai thác đá vôi là Công ty CP Intraco Việt Nam, Công ty CP đầu tư xây dựng Nam Sơn. 3 đơn vị khai thác than là Công ty CP xuất khẩu lao động thương mại và du lịch (đã ngừng hoạt động), Công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Newtop (chưa tiến hành khai thác), Công ty CP cơ khí và xây dựng Hà Nội (đang xin gia hạn giấy phép, dự án chưa đi vào hoạt động).

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện, hàng năm, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản, tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản tại các xã, thị trấn. HĐND huyện đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương quy hoạch các điểm khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện.

 

Qua nắm bắt tình hình, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản diễn ra chưa nhiều. Nhiều đơn vị được cấp phép thăm dò, khai thác chưa thực hiện khai thác, ngừng hoạt động hoặc đã hết thời hạn chưa được cấp phép trở lại. Đối với các dự án đã được cấp phép thực hiện đúng quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm thực hiện quan trắc môi trường theo định kỳ, áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, sinh thái như trồng cây xanh, tưới nước trong khu vực khai thác khoáng sản... Việc suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường chưa xảy ra trường hợp nào, hoạt động chưa gây tác động lớn đến môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi, còn hiện tượng một số cá nhân, hộ gia đình khai thác đá, than trái phép tại các xã Yên Trị, Yên Lạc, Hữu Lợi, Lạc Hưng, Lạc Thịnh, Bảo Hiệu. UBND huyện đã phối hợp với Sở TN-MT tổ chức kiểm tra các đơn vị được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất kiểm tra, xử lý các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Thời gian qua, qua kiểm tra đã lập hồ sơ xử lý, đình chỉ khai thác 8 trường hợp khai thác đá, khai thác than trái phép tại các xã Hữu Lợi, Yên Lạc, Yên Trị, Lạc Thịnh, Lạc Hưng.

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên cho biết thêm: Nhận thức được tác động của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đối với môi trường, đời sống của nhân dân nên huyện chỉ đạo quyết liệt việc quản lý các đơn vị được cấp phép, tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép. Vấn đề vướng hiện nay là khoáng sản của địa phương chưa có hồ sơ quy hoạch, hồ sơ đánh giá trữ lượng nên công tác theo dõi, quản lý còn nhiều khó khăn. Huyện không đủ điều kiện để kiểm tra đánh giá ô nhiễm không khí do khói bụi gây ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được cấp phép không có văn phòng đại diện tại địa phương nên việc phối hợp trong quản lý còn hạn chế.

 

 

                                                                             Hà Thu

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục