Người tiêu dùng mua sắm những mặt hàng bình ổn giá  tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TP. Hòa Bình).

Người tiêu dùng mua sắm những mặt hàng bình ổn giá tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TP. Hòa Bình).

(HBĐT) - Chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn của tỉnh tiếp tục được thực hiện với 4 doanh nghiệp tham gia, nguồn vốn tạm ứng ngân sách tỉnh 50 tỷ đồng. Cùng với chương trình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh là đối tượng thụ hưởng, được phục vụ cung ứng hàng hóa với số lượng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng.

 

Ông Phạm Văn Minh ở tiểu khu 6, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tâm sự: Nhiều mặt hàng thiết yếu tiêu dùng đều nằm trong chương trình bình ổn. Là người tiêu dùng, tôi không bỏ qua cơ hội này, đến điểm bán hàng bình ổn giá ở thị trấn để mua hàng. Tôi quan tâm đến chất lượng, hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm, việc niêm yết, bán theo giá niêm yết của cửa hàng. So sánh mức giá bán giữa điểm bán hàng bình ổn với các cửa hàng, đại lý cùng khu vực, giá bán của nhiều mặt hàng ở đây thấp hơn, một số ít mặt hàng ngang bằng giá so với  ngoài thị trườngg, chất lượng lại hoàn toàn yên tâm.  

Với chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, các doanh nghiệp đã tích cực dự trữ, chuẩn bị đủ lượng hàng và củng cố, mở rộng thêm 16 điểm tại các siêu thị, chợ, cửa hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Yên Thủy... Những cam kết bán hàng theo đúng phương án phê duyệt, giá bán ổn định cho đến kết thúc thời gian thực hiện. Mức giá thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 5 - 10%, có niêm yết rõ ràng về giá đang được doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chương trình cũng được doanh nghiệp tham gia chú trọng tăng cường. Theo chủ DNTN Phượng Sáng, tham gia chương trình lần này, doanh nghiệp nỗ lực cung ứng sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý tới nhóm đối tượng thực sự cần thụ hưởng là người dân nông thôn, vùng sâu, xa, người lao động thu nhập thấp.  

Theo ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá bên cạnh tác dụng điều tiết, kiềm chế tốc độ tăng giá, định hướng giá cả thị trường còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động phối hợp, liên kết với doanh nghiệp tỉnh bạn để có thêm nhiều nguồn hàng bình ổn. Trong khuôn khổ chương trình tập trung vào những nhóm mặt hàng phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn như nhóm hàng lương thực (các loại gạo, mì tôm), nhóm hàng thực phẩm (công nghệ, chế biến, đông lạnh), dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, sữa, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, chè, cà phê, ước giải khát... Doanh nghiệp tham gia đảm bảo năng lực, uy tín kinh doanh và phát triển mạng lưới bán hàng ở các huyện, thành phố. Điển hình là Công ty CP Thương mại Định Nhuận, DNTN Phượng Sáng và Công ty TNHH MTV Phương Khương.  

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được diễn ra vào những tháng cuối năm đã hỗ trợ đắc lực công tác bình ổn thị trường. Riêng trong quý IV, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 2 chương trình, trong đó, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại 3 huyện Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy; chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu, xa xã Mai Hạ (Mai Châu), xã Cao Sơn (Đà Bắc). Chương trình đã để lại dấu ấn, vừa giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán ra, người tiêu dùng lại được thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa với giá cả phải chăng, chất lượng tốt.  

Thay vì sức mua giảm sút những tháng đầu năm, bằng giải pháp kích cầu và triển khai chương trình bán hàng với giá bình ổn đã lôi kéo, cải thiện sức mua người tiêu dùng những tháng cuối năm. Nhờ vậy, liên tiếp từ tháng 8-12/2012, chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức tăng nhẹ, giá cả thị trường ổn định, không có biến động. Tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm, lực lượng QLTT đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt những biến động giá cả thị trường, đồng thời đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm phát huy hiệu quả chương trình, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.

 

                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục