Gia đình bà Bùi Thị ọm ở xóm Nghia là một trong những hộ tiên phong trong phát triển nghề nuôi ong ở xã Lạc Sỹ.

Gia đình bà Bùi Thị ọm ở xóm Nghia là một trong những hộ tiên phong trong phát triển nghề nuôi ong ở xã Lạc Sỹ.

(HBĐT) - Giữ rừng tốt đương nhiên đem đến nhiều lợi ích, song, điều mà người dân Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) chẳng ngờ nghề nuôi ong lấy mật đầu tiên là tự phát giờ trở thành phong trào trong cả xã. Tiếng lành đồn xa, mật ong nơi đây giờ đã thành thương hiệu mà đi đâu, nói đến mật ong Lạc Sỹ đều được mọi người ngợi khen bởi chất lượng tự nhiên.

 

Cùng Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ Quách Khương Lam, cán bộ tăng cường của huyện về xã hơn 2 năm đến với những hộ nuôi ong trong xã. Qua tìm hiểu mới thấy, phong trào nuôi ong lấy mật giờ thành một nghề tại nơi vùng đất vốn dĩ đời sống kinh tế luôn gặp khó khăn. Từ ngoài vườn, dưới mái hiên hay gầm nhà sàn của mỗi gia đình, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những thùng gỗ được kê kích, che chắn cẩn thận.

 

Tìm đến gia đình bà Bà Bùi Thị ọm, xóm Nghia để tìm hiểu nguồn gốc của phong trào nuôi ong trong xã. Bà ọm lấy trong góc nhà ra một chai mật ong để giới thiệu. Sau một hồi ngắm nghía chiếc chai thuỷ tinh hơn nửa lít đựng đầy mật vàng đặc quánh. Chẳng biết có phải giới thiệu từ trước không nhưng cảm nhận về vị ngọt còn có mùi hăng của hoa rừng khiến như có chút phần tê tê đầu lưỡi mang lại cảm giác khá là lạ.

 

Khi hỏi về nguồn gốc của phong trào nuôi ong lấy mật, bà ọm tâm sự: những năm trước đây, trên các cánh rừng xung quanh Lạc Sỹ, ong mật phát triển nhiều lắm. Người dân muốn lấy mật thường rủ nhau lên rừng bắt một lúc có khi đến vài tổ. Từ vài năm lại đây, cũng do con người bắt nhiều nên số lượng đàn ong mật trên rừng dần khan hiếm. Từ nguyên nhân đó cùng với thấy lợi ích từ mật ong khá tốt nên nhiều người đã lên rừng bắt cả đàn về để nuôi tại nhà. Người nọ thấy người kia nuôi ong có thêm thu nhập nên cũng  làm theo. Với chất lượng tốt, hầu hết mật tại Lạc Sỹ có nguồn gốc tự nhiên từ rừng nên được nhiều người đánh giá cao.

 

Như lời bà Bùi Thị ọm, gia đình bà hiện có khoảng 20 đàn ong, bình quân mỗi năm, thu nhập cũng được trên dưới 10 triệu đồng. Khoản thu nhập như vậy, đối với một xã đặc biệt khó khăn như Lạc Sỹ cũng góp phần từng bước XĐ-GN.

 

Cũng theo ông Lam, mặc dù nuôi ong được xem là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm nhưng cũng không phải là quá khó khăn và phù hợp với người dân Lạc Sỹ. Các sản phẩm từ ong như mật, sáp ong có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Cái được của nghề nuôi ong đối với Lạc Sỹ là tận dụng được đất vườn, đồi và đất rừng nhiều loại hoa rừng tự nhiên. Thêm nữa, đầu tư nuôi ong vốn đầu tư ban đầu không lớn và cũng không tốn nhiều nhân lực.

 

Cũng chính vì nhận rõ lợi ích đưa lại cùng với nguyện vọng của một số hộ dân, vừa qua, dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của tỉnh đã đầu tư thêm hàng chục đàn ong cho những hộ gia đình hộ nghèo của Lạc Sỹ để thúc đẩy nghề nuôi ong truyền thống.

 

Hiện tại, tổng diện tích tự nhiên của Lạc Sỹ trên 2.868 ha, trong đó, đất ở 54,11 ha, đất nông nghiệp 98,10 ha và đất lâm nghiệp 2.594,14 ha. Cả xã có 475 hộ nhưng có đến 562 đàn ong do người dân tự nuôi. Cao điểm, có những lúc lên đến trên 700 đàn.

 

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ không chăm sóc tốt có những lúc làm số lượng đàn giảm đáng kể. Mặt khác, hạn chế của Lạc Sỹ mặc dù có nghề nuôi ong từ lâu, chất lượng cũng được đông đảo người dân trong vùng đánh giá cao. Nguyên nhân nghề nuôi ong tại Lạc Sỹ chưa xứng tầm với tiềm năng chính là công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng còn yếu. Hơn nữa, sản phẩm làm ra cũng chỉ bán được bằng  giá thị trường tại trung tâm huyện phần nào làm giảm đáng kể thu nhập của người nuôi ong Lạc Sỹ.

 

Một mùa xuân mới lại đang về với người dân Lạc Sỹ, cho dù còn đó những khó khăn nhưng nghề nuôi ong lấy mật dường như đang gắn bó với mỗi hộ gia đình. Việc làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên sinh cùng với việc chủ động đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng đã tạo cho Lạc Sỹ lợi thế bền vững trong phát triển nghề nuôi ong lấy mật trong nhiều năm tới đây.

 

 

                                                                                 Hồng trung

 

 

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục