Lợi nhuận của các ngân hàng đang là bài toán khó giải.

Lợi nhuận của các ngân hàng đang là bài toán khó giải.

Nợ xấu tồn đọng vẫn ở mức cao khiến cho bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng (NH) trong năm 2013 sẽ có sự phân hóa rất mạnh.

 

Qua thời sung túc

Nhìn sơ qua các con số BCTC thì số ít các NH có mức lợi nhuận trước thuế cán đích thành công hầu hết là các NHTM quốc doanh. Còn với các NHTMCP thì hiếm hoi lắm mới có NH có mức lợi nhuận cao. Theo BCTC riêng quý IV/2012, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) lỗ sau thuế 855 tỉ đồng, giảm tới 1.295 tỉ đồng, tương ứng mức giảm lên tới 294,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là lần đầu tiên lợi nhuận Sacombank tuột dốc thảm hại xuống mức âm kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM cho đến nay. Nguyên nhân chủ yếu được NH lý giải là do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng CK và dự phòng phải thu khó đòi.

BCTC hợp nhất quý IV/2012 của NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank) vừa công bố cho thấy lợi nhuận năm qua của NH này giảm hơn 75% so với năm trước, khi chỉ đạt 1.017 tỉ đồng. Theo Techcombank, LNTT giảm mạnh do việc trích lập dự phòng cẩn trọng trong bối cảnh tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng cao.

NH này đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến 1.450 tỉ đồng so với con số trích lập chỉ 341 tỉ đồng của năm 2011, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ 138 tỉ đồng trong năm qua. Ngay các “ông lớn” trong ngành, nhất là khối NHTM nhà nước, dù vẫn dẫn đầu lợi nhuận nhưng cũng không đạt mục tiêu đề ra. BCTC riêng lẻ năm 2012 của Vietcombank cho thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 8.800 tỉ đồng, nhưng do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên tổng LNTT chỉ đạt 5.544 tỉ đồng (kế hoạch năm là 6.550 tỉ đồng)...

Chỉ riêng địa bàn TPHCM, kết quả kinh doanh (chênh lệch thu nhập - chi phí) của các TCTD năm 2012 chỉ đạt 667 tỉ đồng, giảm gần 96% so với năm 2011. Có đến 52 TCTD kinh doanh lỗ, chất lượng tín dụng đầu tư kém hiệu quả... Tổng lợi nhuận của ngành NH ở TPHCM chỉ còn bằng 4,4% so với những gì đạt được của năm trước đó, do phải trích lập dự phòng để xử lý những khoản nợ xấu khổng lồ.

Khó khăn vẫn còn phía trước


Về bức tranh lợi nhuận NH trong năm 2013, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sẽ tiếp tục phân hóa mạnh bởi chỉ những NH nào mạnh dạn tái cấu trúc, tận dụng nguồn lực, đổi mới chất lượng dịch vụ mới trụ lại được. Trong khi đó, tình hình hoạt động của thị trường NH hiện nay hết sức ảm đạm. Số liệu đến 21.1.2013 của NHNN cho thấy, tăng trưởng tín dụng giảm 1,06%. Với những khó khăn đã trải qua trong năm 2012, chuyên gia đều cho rằng năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với hệ thống NH Việt Nam. Hầu hết các NH ở Việt Nam sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng danh nghĩa trong năm tới.

Ông Trương Văn Phước- Tổng giám đốc Eximbank (EIB)- đã từng nhận định “xu hướng giảm lãi suất vẫn có thể xảy ra trong năm nay. Điều đó có nghĩa chỉ tiêu lợi nhuận sẽ thấp hơn nữa”. Nhiều lãnh đạo NHTMCP quy mô vừa và nhỏ cũng đánh giá sự khó khăn nhất trong phát triển tín dụng trong năm 2013 chính là sự hấp thụ từ doanh nghiệp và thị trường. Và để giải quyết vấn đề này thì phải đi từ tháo gỡ nút thắt tín dụng, mà trước hết là xử lý nợ xấu.

Đáng tiếc là đề án thành lập Cty tài sản nợ quốc gia mặc dù rục rịch đã hơn nửa năm, nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua. Bên cạnh đó, vấn đề lớn nhất đối với các NH tại Việt Nam hiện nay là bên cạnh một số NH mạnh với trình độ quản lý chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế thì vẫn còn có một vài NH nhỏ và yếu không đủ năng lực quản lý, dẫn đến nợ xấu cao. Một vài NH lại có hình thức sở hữu chéo giữa NH và các Cty liên quan và không được trang bị đầy đủ chính sách quản lý DN hiệu quả. Một số NH lại lệ thuộc thái quá vào tài sản thế chấp là BĐS khi cho vay. Điều này góp phần kéo tỉ lệ nợ xấu cao tại các NH nói riêng và của cả toàn hệ thống nói chung.

Việc giảm tăng trưởng tín dụng khiến lợi nhuận NH sụt giảm, nhưng có ý kiến cho rằng điều đó sẽ giúp các NH tái cơ cấu các khoản vay, sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, còn DN thiếu vốn cũng tự nhìn lại, tái cấu trúc để vượt qua khó khăn. Năm 2013, cũng không thể nôn nóng tăng tín dụng bởi tăng tín dụng không an toàn sẽ là gánh nặng khi nợ xấu tăng.

 

                                                             Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục