Cán bộ Sở NN&PTNT giới thiệu các loại nông sản chất lượng cao của Hòa Bình với đại diện Công ty CP Giống cây trồng Trung ương.

Cán bộ Sở NN&PTNT giới thiệu các loại nông sản chất lượng cao của Hòa Bình với đại diện Công ty CP Giống cây trồng Trung ương.

(HBĐT) - Tháng 1/2013, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh ta về “phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật” và “sản xuất, tiêu thụ rau an toàn”. Theo ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT: Sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh ta khi khai thác được một thị trường lớn như Hà Nội.

           

Thỏa thuận phối hợp trong “phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật” được Sở NN&PTNT Hà Nội ký kết với 16 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Nam Định, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình và thành phố Hải Phòng. Riêng với 7 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La và Hòa Bình, Hà Nội ký thêm thỏa thuận phối hợp về “sản xuất, tiêu thụ rau an toàn”. Theo đó, giữa các địa phương sẽ có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm, trọng tâm là các động vật, sản phẩm động vật và sản phẩm rau an toàn.

           

Ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: Thỏa thuận phối hợp nhằm 4 mục tiêu quan trọng: Một là, đảm bảo an toàn thực phẩm cho các loại động vật, sản phẩm động vật, sản phẩm rau được tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Hai là, nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong công tác phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; sản xuất, cung ứng rau an toàn; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm khi đưa vào thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ba là, mở rộng thị trường tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật, sản phẩm rau đảm bảo an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố tại Hà nội, nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Bốn là, sản phẩm rau an toàn có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng sản xuất đã được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận VietGAP hoặc các giấy chứng nhận khác tương đương.

           

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, Hà Nội thường xuyên có trên 9 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm rất lớn. Hàng năm tiêu thụ trên 560.000 tấn thực phẩm các loại, trên 900 ngàn tấn rau, quả. Trong khi đó, sản xuất nông sản, thực phẩm của thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể: Trong năm 2012, để đáp ứng nhu cầu, Hà Nội nhập 31% lượng thịt gia súc các loại , 68% cá các loại, 16% trứng gia cầm và sản phẩm sữa phải nhập 81%. Dự kiến đến năm 2015, Hà Nội phải nhập trên 48% lượng thịt gia súc, gia cầm các loại, 36% lượng cá, tôm, 35% lượng trứng gia cầm và 80% lượng sữa. Về nhu cầu tiêu thụ rau xanh, nhu cầu của thành phố được xác định khoảng 950.000 tấn/năm, tương đương 2.600 tấn/ngày. Với trên 12.000 ha canh tác rau hiện có, Hà Nội có khả năng đáp ứng được khoảng gần 60% nhu cầu rau xanh của người tiêu dùng, còn lại hơn 40% lượng rau được nhập từ các địa phương khác. Riêng đối với sản phẩm rau an toàn, thành phố Hà Nội đã và sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố. Hiện, thành phố có 429 chợ có kinh doanh nông sản, thực phẩm (chưa bao gồm các chợ cóc, chợ tạm), 110 siêu thị, 20 trung tâm thương mại và 5 chợ đầu mối buôn bán nông sản, có gần 4.200 nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể có sử dụng và bảo quản sản phẩm nông sản, thực phẩm. Ngoài ra, thành phố đang vận hành Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, bước đầu đã đạt kết quả tốt, tiêu thụ sản phẩm an toàn, đảm bảo đầu ra cho người sản xuất. Có thể nói, cùng với những hành động quyết liệt của thành phố Hà Nội, các địa phương khác, nhất là các địa phương có vị trí tiếp giáp với Hà Nội, sẽ có nhiều cơ hội để khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

           

Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Hà Nội là thành phố có sức tiêu thụ lớn với khoảng 1 triệu tấn rau quả và khoảng 570 ngàn tấn thực phẩm/năm. Chính vì vậy sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh ta khi khai thác được một thị trường lớn như Hà Nội. Xác định phải nắm bắt tốt cơ hội này, thời gian gần đây, Sở NN&PTNT đã tích cực làm việc với Sở NN&PTNT Hà Nội về các nội dung liên quan đến công tác quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm và xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các loại nông sản địa phương. Lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo tỉnh ta cũng đã thống nhất được những nội dung quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả liên kết giữa hai địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội sẽ hợp tác với Hòa Bình khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông- lâm thủy sản, tập trung vào một số hàng hóa nông sản có lợi thế như gia cầm, rau, quả, chè, cá… Đồng thời sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, giống cây, con giúp tỉnh phát triển vùng trồng rau sạch, phát triển đàn gia súc, gia cầm chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Đây là những diễn biến tích cực, cho thấy cơ hội đang tiếp tục mở ra đối với sản xuất nông nghiệp của Hòa Bình.

 

 

                                                                      Thu Trang

 

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục