Hộ chăn nuôi xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được hưởng chính sách hỗ trợ vốn vay.

Hộ chăn nuôi xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được hưởng chính sách hỗ trợ vốn vay.

(HBĐT) - Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 1.092 tỉ đồng, chăn nuôi phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong thời gian từ năm 2011 đến nay.

 

Cụ thể, thông qua dự án cơ sở chăn nuôi lợn nái hậu bị đã phát triển giống lợn hướng nạc và cơ   sở chăn nuôi lợn nái hậu bị để chuyển thành lợn sinh sản ngoại có quy mô từ 20 con trở lên hoặc 10 con lợn sinh sản. Hộ chăn nuôi được hỗ trợ phần chênh lệch giá giữa lợn nái hậu bị và lợn con  nuôi thịt (trọng lượng giống ngoại cấp ông bà bình quân 60 kg/con), cấp bố mẹ bình quân 40 kg/con, cấp vắc xin LMLM khi nhập đàn và hưởng ngân sách Nhà nước  hỗ trợ 1,2 triệu đồng xây dựng bioga.

 

Chuyển thành lợn sinh sản ngoại có quy mô từ 20 con trở lên hoặc 10 con lợn sinh sản. Hộ chăn nuôi được hỗ trợ phần chênh lệch giá giữa lợn nái hậu bị và lợn con  nuôi thịt (trọng lượng giống ngoại cấp ông bà bình quân 60 kg/con), cấp bố mẹ bình quân 40 kg/con, cấp vắc xin LMLM khi nhập đàn và hưởng NSNN  hỗ trợ 1,2 triệu đồng xây dựng bioga. Đối với cơ sở chăn nuôi bò sinh sản cho phối giống tinh nhóm bò Zêbu để phát triển bò lai và bò sữa trên nền bò cái lai Zêbu được sử dụng thụ tinh nhân tạo để tạo giống bò sữa lai với giống tạo bò sữa được hưởng 100% chi phí tinh bò, vật tư phối giống, công phối giống, công phối giống có chửa. Vùng cao, sâu, xa gặp khó khăn phải phối giống trực tiếp, cứ 50 con bò sinh sản được bố trí 1 bò đực F1 lai Zêbu, trong đó, được hỗ trợ 60% giá giống bò đực.

 

Cơ sở chăn nuôi bò sữa bán sữa nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa được hưởng các chính sách hỗ trợ cho bò lai F1 (HF) sinh ra và nuôi sống được 200.000 đồng/ bê đực và 150.000 đồng/bê cái. Với cơ sở chăn nuôi khi mua bò sữa ngoài tỉnh về  hoặc mua bê cái hậu bị hướng sữa vào tỉnh được hưởng 20% giá trị bò sữa và bê cái hậu bị sữa. Tiền vay 80% giá trị bò sữa bê sữa hoặc bê lai hậu bị sữa, tiền vay 80% giá trị bò sữa, bê sữa hoặc bê lai hậu bị hướng sữa được NSNN cấp bù lãi suất 36 tháng kể từ ngày nghiệm thu nhập đàn. Riêng mua bò Zêbu được vay 5 triệu đồng. Cơ sở chăn nuôi trâu giống có quy mô từ 5 con trở lên được hưởng các chính sách tạo giống, mua trâu đực giống được hưởng 100% giá trị con giống, được hỗ trợ kinh phí tập huấn nuôi trâu lần đầu và tham gia các mô hình nuôi trâu trong nước. NSNN hỗ trợ chi phí bình tuyển, lập hồ sơ và quản lý trâu, bò, dê, lợn, dê đực giống 30.000 đồng, hỗ trợ việc quản lý lập hồ sơ đàn trâu, bò, lợn, dê đực giống sau bình tuyển, hỗ trợ kinh phí thiến trâu, bò, lợn, dê đực không đủ tiêu chuẩn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các chợ tiêu thụ trên phạm vi tỉnh với phướng châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó, Nhà nước tổ chức quy hoạch và hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định.

 

Một số chính sách về thú y cũng được tỉnh triển khai trong những năm qua, đáng kể như chính sách hỗ trợ về phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, chủ yếu hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Hỗ trợ công tác thú y với vùng miền núi, các cơ sở thuộc vùng III chăn nuôi gia súc khi tiêm phòng các loại vắcxin như tụ huyết trùng trâu, bò, LMLM, dịch tả lợn được cấp không vắcxin 100%. Bên cạnh đó, thực hiện nhóm giải pháp thúc đẩy chăn nuôi về kỹ thuật, hệ thống thú y cơ sở đã hình thành, có tác dụng quản lý dịch bệnh, phát hiện dịch bệnh sớm và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời. Tình hình phát triển chăn nuôi, nhu cầu thực tế của người dân trong phát triển chăn nuôi được mạng lưới thú y nắm bắt kịp thời góp phần giảm hộ nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tổ chức các biện pháp chống dịch khẩn trương, huy động toàn lực khi dịch bệnh xảy ra, góp phần quan trọng bảo vệ sản xuất phát triển.

 

Với các chính sách thiết thực của tỉnh đã đẩy mạnhh phát triển chăn nuôi với 5 loại con chăn nuôi chủ lực của tỉnh là trâu, bò, lợn, gà và dê. Ngành chăn nuôi đang tăng dần tỷ trọng, các mô hình chăn nuôi được đa dạng hóa, đặc biệt là giữ quy mô đàn trâu, bò, phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được nhân rộng. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 165.800 con trâu, bò, 506.836 con lợn và gần 7,4 triệu con gia cầm. So sánh với năm 2010, đàn trâu, bò, lợn giữ ổn định, đàn gia cầm tăng. Trong tỉnh đã hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung như lợn, gà công nghiệp. Sản xuất ngành chăn nuôi từ năm 2010 đến nay luôn duy trì tốc độ tăng trưởng từ 6 - 6,5%/năm.

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục