Thực hiện các giải pháp về tiền tệ, vốn tín dụng ngân hàng được ưu tiên đầu tư cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp – nông thôn (Ảnh: dự án khai thác, chế biến gỗ tại khu Thống Nhất, thị trấn Bo).

Thực hiện các giải pháp về tiền tệ, vốn tín dụng ngân hàng được ưu tiên đầu tư cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp – nông thôn (Ảnh: dự án khai thác, chế biến gỗ tại khu Thống Nhất, thị trấn Bo).

(HBĐT) - Ông Bạch Công Thi, Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Bôi cho biết, UBND huyện đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, trong đó, chú trọng tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây được coi là các giải pháp then chốt, có vai trò tiếp sức cho nền kinh tế vượt qua sức ép của lạm phát. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai sâu rộng, quyết liệt, huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, dần dần nhận được phản hồi khá tích cực từ phía doanh nghiệp và người dân.

 

Xác định rõ những áp lực đang chi phối sự phát triển của nền kinh tế, UBND huyện chủ trương tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất - kinh doanh bằng các giải pháp căn bản và đồng bộ. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất trong các lĩnh vực trọng yếu như nông nghiệp, TTCN, thương mại và dịch vụ. UBND huyện đã quán triệt nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành liên quan để có sự phối hợp tốt nhất khi triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy SXKD đến các đối tượng được hưởng lợi. Phòng TC-KH được giao phối hợp với phòng LĐ-TB&XH theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp hoạt động. Phòng NN&PTNT được giao chủ trì đề xuất các biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Phòng TN&MT được giao chủ trì rà soát, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho thuê đất, kiểm tra sử dụng đất theo quy hoạch, đất đã giao cho nhà đầu tư nhằm đảm bảo sẵn sàng mặt bằng cho thu hút các dự án. Phòng Kinh tế hạ tầng được giao chủ trì kiểm tra, giám sát thị trường, góp phần bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống… Đặc biệt, với quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn để SXKD hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay phục vụ sản xuất CN - TTCN, cho vay chủ trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số, cho vay hộ nghèo...

 

Theo thống kê của Phòng TC-KH huyện Kim Bôi, trên địa bàn huyện có khoảng 120 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp dân doanh, văn phòng đại diện. Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân, 33 công ty TNHH, 46 công ty TNHH MTV, 24 công ty cổ phần và 13 chi nhánh các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp (14 doanh nghiệp); CN - TTCN, xây dựng (58 doanh nghiệp); dịch vụ (48 doanh nghiệp). Ngoài ra, toàn huyện có trên 2.900 hộ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đa phần là các hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ. Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát, một trong những khó khăn hàng đầu đối với doanh nghiệp và các hộ SXKD là thiếu vốn đầu tư. Để tháo gỡ khó khăn này, hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đi đầu trong việc thực hiện các giải pháp về tiền tệ. Theo đó, đã đẩy mạnh huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động vốn tại địa phương để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế, ưu tiên tập trung cho nông nghiệp, doanh nghiệp, đối tượng chính sách. Riêng trong quý I/2013, ngân hàng NN&PTNT huyện đã huy động được 160 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 258 tỷ đồng; ngân hàng CSXH huy động được tổng nguồn vốn 4,1 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 6 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 209 tỷ đồng. Có thể nói, hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vay vốn, góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn về vốn cho người lao động và doanh nghiệp. Cùng với các giải pháp quan trọng khác, các giải pháp về tiền tệ đã và đang từng bước thúc đẩy SXKD hiệu quả, tạo thêm nội lực để huyện Kim Bôi phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2013.

 

                                                                        Thu Trang

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục