Triển khai xây dựng KDC trung tâm thương mại bờ trái sông Đà.

Triển khai xây dựng KDC trung tâm thương mại bờ trái sông Đà.

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, quỹ đất ở, nhà ở trên địa bàn thành phố Hoà Bình có tăng. Tuy nhiên mới tập trung giải quyết cho nhu cầu của bộ phận dân cư có thu nhập cao và thu nhập khá trên địa bàn. Thực tế, đa số dân cư có thu nhập trung bình và thu nhập thấp chưa có khả năng tự cải thiện về nhà ở. Nhiều hộ gia đình tự tạo lập nhà ở một cách tự phát tạo nên các căn hộ không đủ điều kiện tối thiểu, ảnh hưởng đến cuộc sống và mỹ quan đô thị.

 

Theo Sở Xây dựng, nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay trên toàn địa bàn ước khoảng trên 2.250 hộ, trong đó, đối tượng hưởng lương ngân sách trên 2.070 hộ, đối tượng là các hộ dân có thu nhập thấp trên 180 hộ. Ngoài ra, thành phố còn cố khoảng 750 hộ đang thuê ở tại khu chuyên gia cũ nằm trong quy hoạch dự án trường đại học Đông Nam Á. Khi dự án này triển khai, các hộ trên nhất thiết sẽ phải có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp, tái định cư. Dự kiến từ năm 2012 – 2020, địa bàn thành phố cần xây dựng khoảng 3.000 căn hộ chung cư, tương đương với 265.000 m2 diện tích sàn xây dựng.

 

Trước thực trạng nhu cầu đó, Sở Xây dựng đã trình đề án xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 – 2020. Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt trong đầu tháng 2/2013. Theo đó, trong quy hoạch tổng thể, khu vực Chăm Mát đầu tư hạ tầng đồng bộ 10,1ha, xây dựng 3 khu nhà chung cư 5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 45.000m2, dự kiến bố trí cho 520 hộ; khu vực phường Phương Lâm, Đồng Tiến được đầu tư đồng bộ hạ tầng 10,87 ha, xây dựng 5 khu nhà 5 tầng, diện tích sàn khoảng 115.000 m2, dự kiến bố trí 1.300 hộ; khu vực bờ trái sộng Đà xây dựng 3,83 ha, xây dựng 4 khu nhà chung cư 5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 65.000 m2, tại khu vực Trung Minh, quy hoạch hạ tầng gần 10 ha, xây dựng 8 khu nhà chung cư 5 tầng, dự kiến bố trí cho 453 hộ tại đây.

 

Tại các khu vực đã được quy hoạch đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp có thể bố trí các loại nhà ở xã hội khác, dự án phục vụ tái định cư và môt phần quỹ nhà ở thương mại. Tổng nguồn vốn đầu tư cho các công trình nhà thu nhập thấp ước tính trên 2.000 tỷ đồng.

 

Vấn đề giải quyết nhà ở cho CBCNVC, LLVT hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các hộ dân thuộc diện thu nhập thấp trên địa bàn thành phố đang đặt ra vấn đề xã hội cần giải quyết. Do giá nhà ở thương mại cao nên phần đông thành phần nêu trên không có khả năng mua nhà ở thương mại. Hơn nữa, việc phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu nhà ở cơ bản cho nhân dân mà còn góp phần chỉnh trang không gian kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng KT-XH.

 

Việc đề án xây nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã được phê duyệt nhận được nhiều quan tâm của nhân dân trên địa bàn thành phố. Với nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội hiện nay của Nhà nước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng với lãi suất khá thấp, khoảng 6%/năm và vay lâu dài cho người mua nhà. Ngay cả các chủ đầu tư cũng nhận được nhiều ưu đãi về nguồn vốn.

 

Tuy nhiên, mặt hạn chế trong việc đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp không được lấy tiền ngân sách mà chỉ trông chờ vào nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng như vay ngân hàng. Trong khi đó, giá thành nhà ở cho người thu nhập thấp cho dù tính giá thấp nhất cũng khoảng 5,5 triệu đồng/m2 mặt sàn. Với mức giá này,  so với mặt bằng chung trên địa bàn thành phố chưa thể nói là rẻ và thực sự chưa hấp dẫn người dân. Đối với nhiều doanh nghiệp, mặc dù biết có nhiều ưu đãi trong đầu tư xây dựng nàh ở xã hội nhưng mức giá 5,5 triệu đồng/m2 nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà. Thực tế, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào đăng ký tham gia đầu tư nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

 

 

                                                         Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục